Môi trường » Không khí
Bụi đá tấn công trường học
(23:53:35 PM 17/06/2011)
Hơn 1.000 học sinh tiểu học, mầm non đang học tập trong môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Chỉ cần đứng gần một xưởng chế tác đá, ngay lập tức thấy ê hết cả người vì những tiếng cắt, mài đá kin kít.
Mặt mũi cũng sẽ được tô điểm bởi những lớp bụi đá. Vậy mà, hơn 1.000 học sinh tại đây đang phải học tập trong tình trạng đó.
Tồn tại hơn 30 năm, trường Tiểu học Mai Đăng Chơn (Q.Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) nhưng vài năm trở lại đây, xung quanh trường, nhiều cơ sở sản xuất mặt hàng đá mỹ nghệ bắt đầu xuất hiện, bởi đang là thời kỳ ăn lên làm ra của ngành nghề này.
Sự có mặt hàng loạt các cơ sở chế tác kéo theo những nguy cơ, mà đối tượng đầu tiên phải gánh chịu đó là học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên của trường.
Những tiếng ồn của máy chẻ đá, mài, đục, bụi đá bay tứ phía, không học sinh nào không thở ra hít vào những lớp bụi dày đặc đó mỗi ngày. Việc vệ sinh của trường cũng là vấn đề nan giải bởi vừa dọn dẹp sạch sẽ, ngay lập tức bụi đã bám dày trở lại.
Trường mẫu giáo tư thục Hướng Dương, nằm cách trường Tiểu học Mai Đăng Chơn không xa, gần 240 học sinh nhỏ tuổi hằng ngày bị tra tấn bởi những tiếng rít ghê người của các loại máy mài, máy xẻ đá.
Mỗi khi xe tải chở nguyên liệu về, đá tảng thả xuống rầm rầm khiến nhiều học sinh khiếp vía. Để bảo vệ học sinh khỏi môi trường ô nhiễm, lãnh đạo trường Hướng Dương xây một bức tường với hy vọng chắn được những lớp bụi từ bên ngoài tấn công vào nhưng cũng chẳng giải quyết được gì.
Cây cối, những chỗ vui chơi của học sinh cứ bị bám từng lớp bụi dày, các em suốt buổi chỉ ở trong lớp học đằng sau các cánh cửa đóng kín.
Đến giờ trưa, các em chỉ được ngủ một giấc ngủ ngắn vì cứ đến 13h30 là các xưởng lại tiếp tục làm việc, mấy đứa nhỏ làm sao chịu nổi âm thanh khó chịu đó nên lục tục kéo dậy!"- cô Nguyễn Thị Hồng Phương, hiệu trưởng trường, bức xúc.
Trường Mầm non bán công Ngọc Lan, nằm trên đường Nguyễn Duy Trinh, bị kẹp giữa hai xưởng chế tác đá. Mùa mưa thì đỡ, chứ mùa nắng, tất cả lớp học đều bị phủ những lớp bụi như những làn sương mờ.
Bàn ghế trong lớp lau chùi chỉ độ 30 phút đã có một lớp bụi dày khác phủ lên. Vậy là các giáo viên vừa chăm bẵm học sinh, vừa phải thường xuyên lau chùi bàn ghế, vật dụng trong lớp để các em không hít phải bụi.
Vào giờ ăn và giờ ngủ, học sinh của các lớp đều được dồn về phòng nào ít bị bụi đá tấn công nhất.
Còn về tiếng ồn, cô giáo Thái Thị Thu Hiền nói: "Học mẫu giáo, quan trọng nhất là giờ dạy hát, rứa mà cô trò có hát hò được chi đâu. Âm thanh ở đây nhức cả tai, cô trò phải hò hét khản cổ mới nghe nhau được".
Cũng chính vì tình trạng này mà chỉ tiêu năm học 2007 - 2008 của nhà trường là 200 cháu nhưng đến nay mới chỉ thu nhận 157 cháu. Mới đầu năm học mới, có khoảng chục phụ huynh rút hồ sơ, xin chuyển trường cho con.
Hầu hết các trường kể trên đều nhiều lần có kiến nghị nhưng tình hình đâu lại hoàn đấy. Theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ gây ô nhiễm về tiếng ồn và bụi bặm, việc sản xuất, chế tác đá mỹ nghệ ở làng đá Non Nước còn nguy hiểm ở chỗ, các xưởng chế tác này dùng một lượng axít lớn để đánh bóng và làm nhẵn đá.
Những loại hóa chất độc hại này vô tư thấm xuống đất, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước ở khu vực này.
(Theo Thanh Niên)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…