Môi trường » Không khí
Bãi rác thải gây ô nhiễm thị xã Bắc Kạn
(23:51:39 PM 17/06/2011)
Bãi rác không có bể lắng lọc, nước rác phân hủy chảy thẳng vào suối.
Mỗi ngày bốn phường thuộc thị xã Bắc Kạn thải ra 20 tấn rác sinh hoạt vào bãi rác Khuổi Mật, xã Huyền Tụng gây ô nhiễm, tác động đến cuộc sống của nhân dân các thôn Chí Lèn và Khuổi Hẻo (xã Huyền Tụng).
Càng tới gần trung tâm bãi rác, mùi xú uế càng nồng nặc, xộc thẳng vào mũi khiến một đồng nghiệp phải khựng lại, nước mắt cay xè. Mỗi cơn gió thổi tới, đưa hơi nóng cùng mùi đặc trưng của rác thải đang phân huỷ xông lên ngột ngạt đến tức ngực.
Nơi đổ rác là ngã ba của lòng khe hẹp, một ngả ra thôn Khuổi Mật, ngả vào khu ruộng, rẫy đầu nguồn con suối Vài Khao. Ngả còn lại là đường mòn dẫn vào hai thôn Chí Lèn và Khuổi Hẻo.
Rác được đổ từ cuối con đường đất ngổn ngang vết sạt lở sau những cơn mưa, sau đó máy ủi của công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Bắc Kạn gạt xuống ta luy âm.
Hàng nghìn tấn rác thải ngồn ngộn đổ xuôi theo mái dốc xuống lòng khe, rác thải phân huỷ và tiết ra một loại dịch màu đen, đặc sánh chảy hoà với dòng nước của con suối nhỏ.
Phía cuối con đường, một hố đất với kích thước khoảng 9 mét vuông, bên trong là cơ man rác thải y tế như ống nghiệm, chai lọ, bơm tiêm, găng tay y tế, dây dợ… được đốt cháy nham nhở.
Nhìn tổng thể, bãi rác này không lưới chắn, không đập lắng lọc, không bờ đất bao quanh, rác rưởi và thứ nước rác kinh khủng ấy tha hồ phát tán vào các khu vực lân cận, nơi có nhiều diện tích ruộng trồng lúa của người dân.
Tại chân bãi rác, phóng viên gặp một số người dân đang đi chăn trâu. Chưa kịp biết chúng tôi là ai, tới đây làm gì, những nông dân này đã gay gắt phản ánh nỗi bức xúc do bãi rác ô nhiễm gây nên.
Nhiều hộ dân thôn Khuổi Hẻo phải mua bả ruồi về đánh
Ông Trần Văn Hà, Bí thư Chi bộ thôn Chí Lèn, nói: “Tôi chưa thấy ai lại đi thiết kế bãi rác vào đầu nguồn nước như vậy cả”.
Trước đây, việc phun hoá chất xử lý rác còn đều đặn thì đỡ. Còn bây giờ, việc phun thuốc được chăng hay chớ, rác ngập ngụa, đơn vị chức năng bèn xử lý bằng biện pháp đơn giản là đốt.
Trời hanh khô, bãi rác bị đốt cháy âm ỉ nhiều ngày trời, tuôn khói khét lẹt; còn khi không đốt thì mùi hôi thối nồng nặc bay tới tận trong làng, đến ngủ cũng không ngon giấc.
Người dân cho hay, nhiều diện tích ruộng nơi đây đã được chủ đầu tư (là UBND thị xã Bắc Kạn) thu hồi để xây dựng bãi rác. Dân đồng tình, việc thu hồi giải phóng mặt bằng hoàn thành khá suôn sẻ.
Tuy nhiên đã gần hai năm trôi qua, ô nhiễm từ bãi rác Khuổi Mật khiến nhiều hộ dân địa phương lãnh đủ. Rác tràn xuống lấp đầy khe nước, nước rác biến màu đen ngòm, chảy qua nhiều khu ruộng rồi đổ ra Sông Cầu.
Một số người dân cho hay khi có bãi rác, làm ruộng ở khu vực gần đó chân tay hay bị ngứa, mẩn đỏ rất khó chịu. Ngay cả đàn trâu trước đây hay vào đằm bùn nay cũng tránh xa những vũng nước này.
Ông Hà cho biết thêm trước đây, thôn Chí Lèn và Khuổi Hẻo có khoảng trên 100 con trâu, dân chủ yếu chăn dắt trong khu vực này. Nay rác lẫn nước thải ngập ngụa lẫn với cỏ, dân vẫn phải liều dắt trâu vào chăn, nhiều hộ đã bán trâu không nuôi nữa. Nguồn nước tại đây cung cấp nước sản xuất cho gần chục ha ruộng của nhân dân hai thôn.
Ông Hà Sỹ Hồ, người dân trong thôn Chí Lèn chỉ cho chúng tôi xem diện tích ruộng nằm sát ngay chân bãi rác của mình, bức xúc: “Nhà nước thu hồi diện tích đất của 05 hộ dân để làm bãi rác, diện tích ruộng của nhà tôi nằm sát đó không thu đến song cũng giờ không thể canh tác thuận lợi.
Nước trong ruộng biến màu, có mùi hôi thối, đi làm đồng về thường xuyên bị lở ngứa tay chân. Còn một số hộ dân khác nơi thượng nguồn suối Khuổi Vài Khao cũng có đất ruộng, rẫy không được nhà nước thu hồi đến.
Đường vào chưa có, sau này rác đổ vào lấy đâu đường tới ruộng mà canh tác? chưa tính tới việc ô nhiễm tại diện tích liền kề rác thải”.
Ông Đinh Quang Đoan, Trưởng thôn Chí Lèn, cho biế vViệc có nhiều gia đình ăn cơm phải mắc màn chống ruồi là có thật, vì nhiều thời điểm trong tháng, ruồi nhiều vô kể cộng với mùi hôi thối hay khét lẹt do đốt rác khiến cuộc sống nhân dân trong thôn như bị đảo lộn.
Chuyện vừa ăn cơm vừa liên tay quạt ruồi, ăn nhanh cho qua bữa như phải tranh giành với ruồi nhặng ở đây nghe thật xót xa.
Nhiều hộ đã đi mua bả về bẫy ruồi, nhưng cũng không lại vì mỗi ngày hết một liều- giá tới 4.000 đồng, mà ruồi đâu có hết? Chúng đậu vào dây điện thành từng xâu đen sì trong nhà dân!
Ông Hoàng Văn Tính- Bí thư Chi bộ thôn Khuổi Hẻo, khẳng định ô nhiễm từ bãi rác là rất rõ ràng, rác cùng chất bẩn theo dòng nước chảy qua thôn đe doạ môi trường sinh hoạt và sản xuất của bà con.
(Theo Báo Bắc Kạn)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đồng Xoài treo thưởng cho người tìm ra thủ phạm phát tán mùi hôi trong không khí
- Chất lượng không khí tại Long Xuyên (An Giang) ở mức rất có hại cho sức khỏe
- Giám sát việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu bụi tại sân bay Long Thành
- Không khí ở Bắc Bộ tiếp tục bị ô nhiễm, người dân hạn chế hoạt động ngoài trời
- Hà Nội hỏa tốc yêu cầu ứng phó ô nhiễm không khí
- Nhà máy ồn, ngột ngạt khu dân cư: Không đình chỉ vì... chưa có quy định
- Chuyên gia khí hậu giải thích vì sao Hà Nội nóng 60 độ C?
- Tháng 3, chất lượng không khí miền Bắc vẫn trong giai đoạn ô nhiễm cao nhất trong năm
- Hà Nội tiếp tục lọt top 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt
(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.
Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam
(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.
Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…