»

Chủ nhật, 24/11/2024, 01:32:07 AM (GMT+7)

Ăn cơm trong mùng vì ô nhiễm

(23:52:10 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Ông Ba ở Bình Dương nói mỗi bữa cơm vợ chồng ông phải dọn cơm vào mùng ăn để tránh bụi than, cho dù gặp lúc trời oi, không khí nóng hừng hực cũng phải cố chịu đựng vì không còn cách nào khác.

Ông Ba ở Bình Dương nói mỗi bữa cơm vợ chồng ông phải dọn cơm vào mùng ăn để tránh bụi than, cho dù gặp lúc trời oi, không khí nóng hừng hực cũng phải cố chịu đựng vì không còn cách nào khác.

 

Gần hai năm nay, dân ở ấp Ngãi Thắng, xã Bình Thắng (Dĩ An, Bình Dương) phải sống chung với cảnh ô nhiễm môi trường do bụi than từ các bãi than đá đang hoạt động tại đây.

 

Trại cá giống Bình An (địa chỉ 33/8 ấp Ngãi Thắng, do anh Nguyễn Thành Biên làm chủ) là một trong những cơ sở chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng ô nhiễm này.

 

Mặc dù trại cá nằm cách bãi than Ngọc Huyền trên 50m nhưng hầu như các lồng chứa cá giống của gia đình anh Biên đều bị bụi than bám thành từng mảng trên miệng lưới.

 

Anh Biên lo lắng nói: “Gia đình tôi đã đầu tư hơn 300 triệu đồng để mua cá giống, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì cá giống sẽ bị ngộp do thiếu oxy, thiệt hại về kinh tế là rất lớn”.

 

Hàng ngày, gia đình anh Biên không dám mở cửa. Vậy mà bụi than vẫn bám đầy trên những song cửa, nền nhà, vào trong cả tủ quần áo.

 

Chúng tôi đưa tay quẹt thử trên mặt ghế đặt trong phòng khách đã được đóng chặt cửa, bàn tay bị dính đầy bụi than, trên mặt ghế bụi in rõ dấu bàn tay.

 

Ngay cả chiếc lồng bàn đậy thức ăn cũng được quấn băng keo chằng chịt để bụi không lọt vào thức ăn.

 

Ông Ba, cha của anh Biên, cho biết: “Năm nay tôi đã trên 80 tuổi nhưng mỗi bữa cơm vợ chồng tôi phải dọn cơm vào mùng ăn để tránh bụi than, cho dù gặp lúc trời oi, không khí nóng hừng hực cũng phải cố chịu đựng vì không còn cách nào khác”.

 

Ngay cả những hộ cách xa bãi than gần 200m vẫn không tránh khỏi tình trạng này. Các hộ dân cho biết, buổi tối là thời điểm các bãi tiến hành cà than nên không khí rất ngột ngạt, khó chịu do mùi của than và bụi than cứ theo gió bay thẳng vào mắt, mũi.

 

Tội nhất là trẻ em, không chịu được mùi cay của khí than và bụi than nên không ngủ được.

 

Ông Sĩ Tấn Sinh, ở địa chỉ 28/7 ngao ngán nói: “Không khí ngột ngạt đến mức ở trong nhà mà cứ ngỡ đang ở trong cái kho, còn thức ăn thì nấu buổi nào ăn buổi đó, nếu để lại thì y như rằng bụi than sẽ đóng thành một màu xám đen trong đồ ăn thức uống”. 

 

Khu câu cá giải trí cầu Bà Khâm do ông Sĩ Tấn Sinh làm chủ, mở cửa hoạt động từ đầu năm 2008 đến nay nhưng luôn vắng bóng khách. Do nằm cạnh bãi than nên các ao cá và tôm tại đây đều bị ô nhiễm không thể sống được.

 

Trên mặt nước, các ao lúc nào cũng lợn cợn những bụi than đen xì, bốc mùi khó chịu. Ông Sinh nói: “Để duy trì hoạt động kinh doanh, gia đình phải mua cá, tôm bên ngoài rồi thả vào ao, nhưng nếu cứ tình trạng kinh doanh ế ẩm như hiện nay thì sẽ khó mà duy trì việc kinh doanh”.

 

Tự tiện xay than gây ô nhiễm

 

Theo thống kê, hiện nay, xã Bình Thắng có 5 doanh nghiệp khai thác than đang hoạt động, tập trung nhiều nhất ở ấp Ngãi Thắng với 3 cơ sở.

 

Về mặt pháp lý thì các cơ sở này được Sở Kế hoạch - Đầu tư cấp phép hoạt động với chức năng là kho chứa than đá, nhưng trên thực tế hầu hết các bãi than tại xã đều xay than đá tại chỗ gây tiếng ồn ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và gây ô nhiễm môi trường.

 

Trung bình một bãi than rộng khoảng 1.000m2, được che chắn xung quanh bằng những tấm tole cao khoảng 3m. Từ bên ngoài nhìn vào dễ dàng nhìn thấy những đóng than to cao tới 10m, nhưng không được che đậy.

 

Vì thế chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng đủ làm thổi tung những bột than vào không trung và những người đi đường, những hộ dân sinh sống gần bãi than là người sẽ hít vào những bụi than độc hại đó.

 

Một điểm đáng lưu ý khác, do đặc điểm địa chất của xã Bình Thắng khó khoan được giếng trong khi hệ thống nước mạng chưa được đầu tư rộng khắp trên địa bàn xã, nên hầu hết hộ dân ấp Ngãi Thắng phải sử dụng nguồn nước từ nhánh sông Đồng Nai chảy qua địa phận xã, những tháng trời mưa nguồn nước sông thường không bảo đảm an toàn vệ sinh nên người dân tận dụng nước mưa để sinh hoạt ăn uống giặc giũ.

 

Tuy nhiên với tình trạng bụi than bám đầy trên mái nhà thì việc hứng nước mưa để sử dụng là không bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

 

Nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường không khí không trong lành do hoạt động sản xuất than đá đang làm cho cuộc sống của người dân ấp Ngãi Thắng bị ảnh hưởng nặng nề.

 

Rất mong chính quyền các cấp và các ngành có liên quan nhanh chóng xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường do các bãi than đá gây ra nhằm trả lại môi trường sống trong lành cho nhân dân ấp Ngãi Thắng.

 

(Theo Website Bình Dương)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ăn cơm trong mùng vì ô nhiễm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI