»

Thứ năm, 23/01/2025, 05:15:36 AM (GMT+7)

TP. Hồ Chí Minh: Khó như xử lý ô nhiễm tiếng ồn

(08:22:07 AM 22/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Gần đây, nhiều người dân ở TP.HCM liên tục kêu cứu vì bị “bủa vây” bởi tiếng ồn nhưng các cơ quan chức năng gần như bất lực…

Tra tấn từ nhà…

 

Chị Trần Lệ Minh, SN 1968, ngụ số 259, Đặng Nguyên Cẩn, P.14, Q.6, TP.HCM, là nhân vật trong mục “ý kiến phản hồi” mà báo Phụ Nữ vừa đăng cách đây hơn nửa tháng. Chị cho biết, ngay sau khi báo đăng phản hồi ý kiến của UBND P.14 giải quyết khiếu nại của chị về tiệm internet Dũng Hiền (số 259/1, Đặng Nguyên Cẩn) nằm sát sau lưng nhà chị, để người chơi chửi thề, la ó inh ỏi suốt từ sáng đến tối thì “tiệm có vẻ bớt ồn vài bữa, nhưng giờ, tiếng ồn ngày càng to hơn như cố tình thách thức, nhất là vào ban đêm. Con tôi phải lánh nạn sang nhà khác để tránh ảnh hưởng việc học”.

 

Tương tự, vợ chồng bà Trần Thị Tuyết ngụ số 141, Xuân Hồng, P.12, Q.Tân Bình, từng nhiều lần phản ánh tiệm karaoke A My sát nhà bà hoạt động quá giờ, hệ thống cách âm không tốt, ảnh hưởng đến cuộc sống và việc kinh doanh của gia đình bà suốt từ năm 2006 đến nay. Dù chồng bà Tuyết đã nhiều lần phản ánh lên phường và quận, nhưng tình trạng tiếng ồn vẫn ngày ngày gặm nhấm sức khỏe của vợ chồng bà (bà bị bệnh thần kinh, còn chồng là người Nhật, bị bệnh tim).

 

Danh sách người dân phản ánh họ bị các cơ sở kinh doanh: karaoke, cà phê, quán nhậu, phòng tập thể dục thẩm mỹ… mở âm thanh, cho khách “quậy” thoải mái, gây ồn ào, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của gia đình mình vẫn tiếp tục dài ra.

 

Một loa khủng đặt ngay vỉa hè đường Trường Chinh (Q.Tân Bình) "tra tấn" người đi đường - Ảnh: Phùng Huy

 

…ra phố

 

Theo Trung tâm Quan trắc và phân tích môi trường (Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở TN&MT TP.HCM), tình trạng ô nhiễm tiếng ồn trên địa bàn TP.HCM ngày càng nặng. Số liệu đo được từ sáu trạm quan trắc gồm: vòng xoay Hàng Xanh (Q.1), ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ (Q.1), vòng xoay Phú Lâm (Q.6), vòng xoay An Sương (Q.12), ngã sáu Gò Vấp (Q.Gò Vấp) và ngã tư Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát (Q.7), thời gian qua cho thấy, 100% số liệu quan trắc về tiếng ồn đều không đạt chuẩn cho phép, dao động từ 73 - 86dB (theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn tối đa cho phép ở khu vực thông thường vào ban ngày là 70dB và ban đêm (từ 21g đêm - 6g sáng) là 55dB.

 

Góp thêm vào sự ô nhiễm tiếng ồn là các cửa hàng, trung tâm kim khí điện máy, cửa hàng bán âm thanh chuyên dụng… Tại khu vực các cửa hàng kim khí điện máy, điện thoại di động trên đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình), đường Trường Chinh, gần cầu Tham Lương (Q.12)… người dân và cả người đi đường hàng ngày đều bị đủ thứ âm thanh phát ra từ các cửa hàng này tra tấn. Điểm chung của các cửa hàng này là lắp đặt những loa có công suất 500w trở lên “chĩa” ra mặt đường, phát nhạc ầm ĩ để gây sự chú ý cho khách hàng.

 

Không chỉ vậy, ngay cả công viên, chốn vui chơi được coi là ít ồn ào nhất, nhưng những buổi sáng sớm cũng không còn yên bình nữa vì tiếng nhạc thể dục nhịp điệu buổi sáng. Mới đây, cư dân tại cao ốc Phú Thọ Hòa (đối diện UBND Q.Tân Phú) bất bình phản ảnh, cách hơn một tháng nay, khu công viên ngay sát nơi họ ở có những phụ nữ tập thể dục theo nhạc vào buổi sáng sớm và chiều tối. Cứ tầm 5g sáng và 19g hàng ngày, những người dạy thể dục cho nhóm phụ nữ này sử dụng ampli và loa phát nhạc lớn như trong quán bar, vũ trường.

 

Tìm đâu bằng chứng?

 

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hành vi gây tiếng ồn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người là những hành vi vi phạm pháp luật, phải chịu xử phạt hành chính theo quy định. Cụ thể, ngoài hình phạt chính với mức phạt tiền từ hai triệu – 100 triệu đồng tùy theo mức độ, hành vi gây ồn, cá nhân, tổ chức vi phạm còn chịu hình phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho đến khi thực hiện xong các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

 

Tuy nhiên, biết tìm đâu ra bằng chứng để xử lý? Trong các vụ khiếu nại về tiếng ồn, khi chúng tôi làm việc với chính quyền địa phương, hầu hết lãnh đạo các phường đều cho rằng, ngay sau khi có đơn khiếu nại đã kiểm tra, nhưng không phát hiện vi phạm, hoặc chỉ nhắc nhở người bị khiếu nại phải khắc phục. Với vi phạm về tiếng ồn, người vi phạm đối phó một cách dễ dàng là vặn nhỏ nhạc hay tắt nhạc khi có đoàn kiểm tra đến. Khi kiểm tra xong, chuyện đâu lại vào đấy, mặc cho người dân bị ảnh hưởng nhọc công khiếu kiện kéo dài.

 

Đề cập đến việc người dân phản ánh nhiều về tiếng ồn nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng giải quyết triệt để, một cán bộ Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM, thừa nhận, có sự “thả trôi” cho qua chuyện của chính quyền địa phương. Vị cán bộ này cho biết, hiện đơn vị này chỉ phối hợp với Thanh tra Sở TN&MT kiểm tra, xử lý những trường hợp cơ sở kinh doanh gây ồn lớn, ảnh hưởng đến nhiều người, còn những vụ nhỏ thì do Phòng Tài nguyên - môi trường quận, huyện phụ trách. “Khi người dân phản ánh với UBND phường/xã mà không được giải quyết thì nên gửi đơn trực tiếp đến Phòng Tài nguyên - môi trường địa bàn mình cư trú, cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm và có chuyên môn, phương tiện kỹ thuật đo độ ồn để kiểm tra xử phạt” - vị cán bộ này hướng dẫn. 

 

Cao Hoài An (báo PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: TP. Hồ Chí Minh: Khó như xử lý ô nhiễm tiếng ồn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

Tin Môi Trường
 Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam

(Tin Môi Trường) - “Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam” là một hợp phần thuộc "Dự án hỗ trợ thực nghiệm hóa công nghệ xanh tại nước ngoài năm 2024” trong khuôn khổ “Chương trình Giải pháp môi trường dẫn lối tương lai” của Viện Công nghệ Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI) - Bộ Môi trường Hàn Quốc. Công ty Cổ phần Kỹ thuật Tổng hợp Taesung – Hàn Quốc được KEITI lựa chọn là đơn vị thực hiện.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI