»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:11:46 AM (GMT+7)

Sông Sài Gòn “chảy máu”: Cát tặc” lộng hành

(09:49:13 AM 16/12/2015)
(Tin Môi Trường) - Một đội ghe “cát tặc” gồm 5-6 chiếc đã ngấm ngầm khai thác cát trái phép hàng đêm nhiều năm qua trên sông Sài Gòn (đoạn thuộc địa bàn phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) và phía bờ bên kia huyện Củ Chi, TP Hồ Chi Minh. Việc khai thác cát diễn ra thời gian dài đã gây tác hại rõ rệt trên sông Sài Gòn, làm thay đổi dòng chảy, khiến đôi bờ bị sạt lở nghiêm trọng, làm mất đất, nứt toác nhà dân, các công trình của nhà nước và doanh nghiệp…tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Bài 1: “Cát tặc” lộng hành trên sông Sài Gòn


Gần 10 năm qua, đoạn sông Sài Gòn thuộc địa bàn phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) và phía bờ bên kia của huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục bị “ cát tặc” khuấy động khai thác trái phép hàng đêm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn được tình trạng trên.


Khi mặt trời lặn, lợi dụng lúc thủy triều dâng, đội ghe “cát tặc” gồm 5 - 6 chiếc do nhóm người dân ở phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một bắt đầu đưa ghe ra sông Sài Gòn hút cát lậu.


Theo quan sát nhiều đêm trên sông Sài Gòn, cả khúc sông thuộc địa phận phường Tương Bình Hiệp và phía bờ bên kia huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục bị “cát tặc” ngang nhiên lộng hành. Ghe “cát tặc” nổ máy hút cát tạo ra tiếng động râm ran trên một đoạn sông về đêm. Tuy nhiên, công đoạn hút cát lậu diễn ra trong đêm tối, nên lực lượng chức năng rất khó để nhận diện “cát tặc” hành động.


Được biết, những người tham gia hút cát trên ghe là dân lao động làm thuê ở các lán trại trong rạch Bà Cô - phường Tương Bình Hiệp. Theo đó, mỗi ghe thường có khoảng 3-4 người tham gia hút cát. Sau khi hút cát đầy trên sông Sài Gòn, những chiếc ghe nhanh chóng chạy về bãi cát nằm trong rạch Bà Cô bơm lên bờ ở phường Tương Bình Hiệp, rồi quay đầu hút tiếp.


Nạn khai thác cát lậu trên sông Sài Gòn diễn ra trong thời gian dài, nhưng sau nhiều ngày theo dõi chúng tôi không thấy bóng dáng của lực lượng chức năng.

 

Sông[-]Sài[-]Gòn[-]“chảy[-]máu”:[-]Cát[-]tặc”[-]lộng[-]hành

Một ghe khai thác cát trên sông Sài Gòn đoạn gần điểm sạt lở bờ kè


*Thuê người cảnh giới…


Một “cát tặc” tên L.T thường xuyên đi làm mướn cho ghe hút cát lậu ở phường Tương Bình Hiệp tiết lộ: “Để không bị cơ quan chức năng bắt phạt chủ bãi đã bao thầu thuê người cảnh giới 6 triệu đồng/tháng. Đội ghe hút cát lậu xuất hành phải có người cảnh giới canh ở cầu Phú Cường bắt qua sông Sài Gòn (địa giới cách điểm khai thác cát lậu ở phường Tương Bình Hiệp khoảng 3km)”.


Theo quan sát của chúng tôi, ở dưới chân cầu Phú Cường có một chiếc ghe có mui thường xuyên đậu ở đây câu cá. Trên ghe có một người đàn ông đầu đinh túc trực suốt đêm. Người này có nhiệm vụ không phải ngồi câu cá mà là cảnh giới cơ quan chức năng cho các ghe “cát tặc”. Khi có biến (cơ quan chức năng đến) người cảnh giới điện báo để ghe cát chạy trốn hoặc né tránh. Ghe câu cá này đậu ở đây từ tối đến sáng mới rút về.


“Cát tặc” L.T cho biết " thường xuyên đi ghe hút cát lậu ở sông Sài Gòn. Nhất là đi cho ghe ở cầu Ba Cô để kiếm tiền”. Đa số những người làm mướn cho ghe “cát tặc” quê ở miền Tây lên đây. Bãi cát họ bao thầu hết, còn những người đi ghe cát làm công ăn lương khoán từng chuyến làm được. L.T cho biết mỗi đêm ra sông Sài Gòn lấy ít nhất là 3 chuyến, có đêm đi tận 4 chuyến. Các ghe cát có sức chứa 30m3 cát, với giá thị trường như hiện nay thì mỗi ghe “ cát tặc” làm ra từ 30 - 35 triệu đồng/đêm. Tuy nhiên, chủ bãi bao thầu thu mua với giá 50.000 đến 70.000 đồng/m3 cát nên mỗi đêm một ghe kiếm được 5 đến 6 triệu đồng/đêm (chưa trừ xăng dầu); còn những người đi ghe làm mướn chỉ được nhận 500.000 đồng tiền công. “Cát nằm dưới sông Sài Gòn là vàng, là bạc nên các ghe hút cát lậu lấy dữ dằn lắm. Sáu bảy năm nay đội ghe gần cả chục chiếc đánh ra sông Bình Dương cứ thế là lấy. Có ngày qua mé Củ Chi lấy. Toàn cát to đổ bê tông, loại này bán được giá hơn 300.000 đồng/m3. Chủ bãi cát toàn là tay "cỡ bự". Còn dân thường thì bị dẹp lâu rồi” - L.T chia sẻ.


* Ngày càng hoạt động rầm rộ


Những tháng gần đây, tại bãi cát rạch cầu Bà Cô ở phường Tương Bình Hiệp hoạt động càng rầm rộ, tất cả cát lậu khai thác trái phép được bãi cát này bao thầu. Do cầu Bà Cô đang trong giai đoạn xây mới nên bãi cát phía trong cầu dời ra sông cái (bờ sông Sài Gòn) và có xu hướng mở rộng thêm. Từ đầu tháng 8 đến nay, đội ghe “cát tặc” liên tiếp hút cát lậu ở sông Sài Gòn đưa về bãi cát Bà Cô bán cho chủ bãi. Tại dọc rạch Bà Cô thường xuyên có 3-4 chiếc ghe hút cát đậu túc trực tại đây. Vào ban ngày, những ghe hút cát này ẩn sâu trong con rạch được che chắn bởi cây cỏ rậm rạp, đợi đêm xuống cả đội ghe chạy ra sông khai thác cát.


Một số người dân sống gần khu vực này cho biết, nhiều năm nay bãi cát ở rạch cầu Bà Cô hoạt động bán cát xây dựng khắp thành phố Thủ Dầu Một và các vùng phụ cận nhưng chưa bao giờ thấy vơi (hết cát).Vì lợi nhuận cao nên các chủ cát và những “cát tặc” ở rạch Bà Cô ngấm ngầm khai thác cát trên sông Sài Gòn ngày càng giàu sụ..!.


Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là lực lượng chức năng đã gặp khó khăn trong việc ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép, bởi khi cơ quan chức năng xuất hiện, cát tặc nổ máy ghe chạy về địa bàn khác, thậm chí những tên “cát tặc” bỏ ghe lặn xuống sông tẩu thoát..

TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sông Sài Gòn “chảy máu”: Cát tặc” lộng hành

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI