»

Thứ bảy, 18/01/2025, 04:58:58 AM (GMT+7)

Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích

(20:08:41 PM 12/12/2023)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có tình trạng sử dụng đất công ích không đúng mục đích, bị lấn chiếm, chiếm dụng, cho thuê sai quy định tại một số nơi do buông lỏng quản lý, sử dụng. Việc quản lý lỏng lẻo này còn làm gia tăng tình trạng khiếu nại, gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

 Phú[-]Thọ:[-]Siết[-]chặt[-]quản[-]lý,[-]sử[-]dụng[-]đất[-]công[-]ích

Ảnh minh họa: IE

 
Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ, tổng diện tích đất công ích trên địa bàn tỉnh do UBND cấp xã quản lý khoảng 8.300 ha. Theo quy định, quỹ đất 5% được sử dụng vào các mục đích cho thuê sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc bù lại đất dùng xây dựng công trình công cộng tại xã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép...
 
Tuy nhiên, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh đã xảy ra tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng trên đất nông nghiệp (tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất), cho mượn hoặc bỏ hoang hóa. Nhiều nơi cho thuê nhưng không có hợp đồng, cho thuê quá thời hạn quy định, làm thất thu ngân sách. Có nơi cho người dân “mượn” đối với diện tích đất công ích manh mún, nhỏ lẻ, dễ phát sinh tình trạng “hợp thức hóa” đất công ích. Phần diện tích đất công ích các xã còn quản lý được, trên thực tế thực địa, thấp hơn so với diện tích trên hồ sơ hoặc không rõ vị trí, ranh giới thực tế... trong khi nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp đang có nhu cầu thuê để sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
 
Tình trạng buông lỏng quản lý đã gây ra khiếu nại liên quan đến đất công ích thời gian qua có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Năm 2023 đã có 21/69 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh và cấp huyện phát sinh liên quan đến đất công ích; trong đó, số đơn khiếu nại tập trung chủ yếu tại thành phố Việt Trì.
 
Ông Phạm Văn Quang, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đất công ích không tập trung, manh mún, khó quản lý, cá biệt có trường hợp nằm lẫn trong thửa đất của người dân; nhiều diện tích nằm rải rác nơi khó canh tác, đất ven triền đồi, bãi bồi. Bên cạnh đó, còn nhiều diện tích đất công ích nằm trong khuôn viên đất thổ canh, nhỏ lẻ, khó thể hiện trên bản đồ và chưa được thống kê đầy đủ… ; hồ sơ quản lý không đồng bộ, chưa thống nhất, không được lưu trữ đầy đủ. Hồ sơ địa chính của xã không thể hiện rõ ràng đối với đất công ích, đất nông nghiệp quản lý chưa giao và đất khác, có nơi mất, thất lạc. Hợp đồng giao khoán, khoán thầu, thuê đất chưa đầy đủ, có nơi chưa thực hiện… Việc quản lý của chính quyền địa phương còn lỏng lẻo, có nơi buông lỏng quản lý.
 
Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ, để siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích, Sở đã đề nghị UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã ký hợp đồng thuê đất với chủ hộ đó (không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất) đối với diện tích đất công ích nằm chung trong thửa đất đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân. Đối với diện tích đất công ích chưa giao, chưa cho thuê, UBND cấp xã tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất để ký hợp đồng thuê đất với hộ gia đình, cá nhân. Các hợp đồng thuê đã ký nhưng không đúng quy định vượt thời hạn, sai mục đích..., UBND xã thương thảo để ký lại hợp đồng theo quy định.
 
Các địa phương có nhiều quỹ đất công ích phân tán, manh mún, lẫn với đất giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, phải khuyến khích việc thực hiện dồn điền, đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng, tập trung gọn thừa, gọn vùng, nhằm thuận lợi cho quản lý và sử dụng; khuyến khích nhân dân canh tác, không để lãng phí đất đai. Bên cạnh đó, các địa phương thực hiện đề án đo đạc, lập hồ sơ địa chính, trong đó xác định rõ trên hồ sơ và thực địa đối với đất công ích; tăng cường thanh, kiểm tra việc quản lý, sử dụng quỹ đất công ích để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các vi phạm xảy ra.
 
UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị xã rà soát, thống kê chi tiết từng thửa đất công ích, làm rõ thực trạng quản lý, thiết lập bộ hồ sơ quản lý quỹ đất công ích đồng bộ. Đối với các địa phương có nhiều quỹ đất công ích phân tán, manh mún, lẫn với đất giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài, tỉnh khuyến khích dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng, tập trung gọn thửa, gọn vùng nhằm thuận lợi cho quản lý và sử dụng; khuyến khích nhân dân canh tác, không để lãng phí tài nguyên đất.
 
Bên cạnh đó, tỉnh yêu cầu các huyện, thành, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ; hỗ trợ củng cố hồ sơ địa chính, nhất là công tác cập nhật, chỉnh lý biến động, chuẩn hóa bản đồ địa chính và từng bước cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính tỉnh theo đề án đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 14/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ngày 12/8/2021 thông qua Đề án đo đạc, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo. Các địa phương hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ để giúp các xã tổ chức kiểm tra quản lý, sử dụng đất công ích, đất chưa sử dụng để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý, tạo nguồn thu từ đất cho địa phương; duy trì hoạt động thường xuyên của Tổ hỗ trợ pháp lý và đối thoại nhằm giải quyết kịp thời, làm chuyển biến nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, nhân dân tại địa phương; tổ chức kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại một số xã để kịp thời chấn chỉnh.
 
Cùng với đó, Thường trực HĐND tỉnh đã tăng cường công tác giám sát, qua đó yêu cầu các huyện, thành, thị xã ngoài việc quản lý chung đất đai, cần quản lý chặt chẽ quỹ đất công ích cũng như các loại đất khác trên địa bàn; đồng thời, yêu cầu các địa phương rà soát, đối chiếu, thanh, kiểm tra và có biện pháp xử lý các tập thể, cá nhân giao, cho thuê, sử dụng đất trái thẩm quyền, không đúng quy định của pháp luật.
Đào An
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI