Tài nguyên - Thiên nhiên » Khoáng sản
Nhiều hệ lụy sau khai thác vàng ở Na Rì, Bắc Kạn
(08:26:56 AM 25/07/2015)Nhiều hệ lụy sau khai thác vàng ở Na Rì, Bắc Kạn - Ảnh minh họa: TL
Tệ nạn xã hội xuất hiện nhiều do các đối tượng “làm vàng” đa phần là các nhân vật cộm cán, nghiện hút; các băng nhóm cũng xuất hiện để bảo kê, cung cấp đồ ăn, thức uống và vật dụng cho các nhóm làm vàng. Năm 1997, khi tỉnh Bắc Kạn được tái lập, chính quyền đã ra tay “dẹp” vàng tặc, đồng thời thực hiện việc quản lý khai thác kho áng sản vàng theo dạng cấp mỏ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ lụy sau khai thác vẫn đè lên vai người dân…
* Đất sau khai thác vàng - bỏ hoang
Theo cam kết của các công ty khai thác vàng, sau khi hết hạn khai thác sẽ hoàn thổ, trả lại diện tích để người dân tiếp tục sản xuất, với tiêu chí ruộng bằng phẳng, có 20 - 30 cm đất màu trên mặt. Tuy nhiên, sau gần 5 năm kết thúc dự án khai thác, hàng chục hecta đất vẫn bị bỏ hoang.
Chúng tôi đến các xã Lạng San và Lương Thượng, huyện Na Rì (Bắc Kạn), là hai xã có nhiều mỏ khai thác vàng. Đến nay những diện tích này đã được doanh nghiệp hoàn thổ, nhưng vẫn bỏ hoang. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân hoàn thổ không đúng theo cam kết, không có lớp đất màu, nên khi giao cho xã, xã không nhận, và có cả những diện tích có thể sử dụng để sản xuất được nhưng do xã không có phương án chia đất cho dân phù hợp nên vẫn để hoang.
Ông Nguyễn Duy Cầu, Chủ tịch UBND xã Lương Thượng cho biết: Ở Lương Thượng có 3 mỏ thì cả ba mỏ này đều đã hết hạn khai thác từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa giao đất cho dân được. Trong đó, mỏ vàng Bản Giang, do Công ty cổ phần An Thịnh khai thác từ năm 2006, hết hạn vào năm 2010, đến giữa năm 2011 UBND tỉnh Bắc Kạn đã có quyết định giao cho địa phương, nhưng không thể chia cho dân được bởi mặt bằng không có đất màu nên không sản xuất được, các mỏ còn lại là Ao Tây và Nà Làng mãi gần đây mới có quyết định của UBND tỉnh bàn giao cho xã, nhưng do chưa thống nhất được phương án chia cho dân nên vẫn chưa thực hiện được.
Theo ông Nguyễn Đình Lai, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Na Rì, trên địa bàn huyện Na Rì có 6 mỏ được cấp phép khai thác vàng từ năm 2006 - 2012, đến nay mới có hai mỏ hoàn thành thủ tục đóng cửa mỏ và đưa đất vào sản xuất, 4 mỏ còn lại với gần 70 ha, trong đó có khoảng trên 60 ha đất sản xuất chưa thể đưa vào sản xuất. Huyện đã chỉ đạo các xã lập phương án sử dụng đất hợp lý theo từng bước để sớm sử dụng có hiệu quả.
Qua tìm hiểu, được biết trong số 4 mỏ thì chỉ có mỏ vàng Bản Giang, với 11,7 ha thực hiện đóng cửa mỏ sớm nhất vào năm 2011, nhưng không đảm bảo tiêu chuẩn về đất màu, 3 mỏ còn lại là Ao Tây (16,5ha), đáng lẽ phải hoàn thành đóng cửa mỏ tháng 3/2012, nhưng đến hết tháng 7/2014 mới bàn giao mặt bằng cho UBND tỉnh Bắc Kạn; mỏ vàng Tân An (gần 16 ha), gia hạn lần cuối hoàn thành đóng mỏ, hoàn thổ là tháng11/2011, nhưng đến tháng 7/2014 mới bàn giao cho UBND tỉnh Bắc Kạn và mỏ vàng Nà Làng (gần 20,7 ha), tháng 8/2012 phải hoàn thành đóng cửa mỏ, hoàn trả mặt bằng cho địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa bàn giao được mặt bằng cho UBND tỉnh.
* “Vàng đi”… hệ lụy dân chịu
Hỏi Chủ tịch xã Lương Thượng, ông Nguyễn Duy Cầu về việc xã Lượng Thượng có nhiều mỏ vàng như thế, dân có được hưởng lợi gì từ việc khai thác vàng ? Ông Cầu trả lời ngay, không được gì, kể cả họ hứa làm cho một trạm xá xã, nhưng lấy vàng xong họ “chuồn” luôn. Cái mà họ để lại là đường nát, ruộng biến thành bãi hoang. Xã Lương Thượng rất thiếu đất canh tác, nhưng gần 50 ha đất sau khai thác của ba mỏ vàng Bản Giang, Ao Tây, Nà Làng vẫn chưa đưa vào sử dụng được. Lương Thượng hiện vẫn còn trên 35% hộ nghèo, một trong những xã nghèo nhất của của tỉnh Bắc Kạn.
Ông Bế Sỹ Nghĩa, trưởng thôn Nà Làng cho biết: Nà Làng có 96 hộ dân với 448 nhân khẩu. Đất sản xuất nông nghiệp của toàn thôn là hơn 20ha thì đã có tới 17 ha đang “vướng” vào đất đã khai thác mỏ vàng, nhưng chưa giao lại cho dân canh tác. Qua các cuộc họp thôn, tiếp xúc cử tri, bà con đã nhiều lần kiến nghị các cấp cần sớm chia lại số đất sau khai thác khoáng sản để dân sản xuất.
Anh Nguyễn Văn Hòa, thôn Bản Giang rất bức xúc, cả nhà tôi có hơn 3 bung (3.000 m2), đều nằm trong đất quy hoạch khai thác vàng, đáng lẽ phải được giao đất từ 2011 để sản xuất, nhưng họ không giao, mà có giao cũng không làm được do khi hoàn thổ không có đất màu, toàn đá, sỏi và cát.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Thắng, Chủ tịch UBND huyện Na Rì cho biết, hiện có nhiều ý kiến xung quanh việc sử dụng đất thu hồi sau khai thác vàng, chia cho dân sản xuất hay để làm đất công, phục vụ cho các mục đích công ích như làm trường, làm sân vận động, làm nhà văn hóa… Quan điểm của ông Nguyễn Hữu Lai, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường: Vì đất đã thu hồi, có đền bù nay không phải là đất của dân nữa, cần phải tính toán sao cho hợp lý, nếu chia cho dân phải dựa vào nhu cầu thực tế từng hộ để chia, không phải trước kia thu hồi của gia đình nào bao nhiêu, nay trả lại bấy nhiêu. Các xã hiện thiếu đất xây dựng các công trình phúc lợi cũng phải để một phần sử dụng vào mục đích chung. Tuy nhiên, nhiều người dân đều khẳng định, khi thu hồi đất chỉ được đền bù trong thời gian khai thác vàng, sau đó trả lại để dân sản xuất, như vậy đất của dân không phải là thu hồi vĩnh viễn.
Rõ ràng, việc cấp mỏ khai thác vàng hoàn toàn không mang lại lợi ích cho người dân địa phương, mà hệ lụy lại rất nặng nề, đất sản xuất đã ít, nay càng ít hơn, môi trường bị phá hủy, quan hệ xã hội bị rạn nứt do bất đồng quan điểm thụ hưởng... Thiết nghĩ chính quyền tỉnh Bắc Kạn nên cân nhắc việc có nên “tiếp tay” cho khai thác vàng bằng dự án “cải tạo đất… tận thu vàng” đang được một công ty xây dựng đệ trình.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
- Tây Ninh: Nhiều sai phạm về hoạt động khai thác khoáng sản
- Công ty Cổ phẩn Phước Phúc Nhân chuyên khai thác đất phạt 233 triệu đồng vì dính nhiều vi phạm
- Nghi vấn doanh nghiệp lớn ở Lâm Đồng khai thác khoáng sản trái phép
- Công ty nào đề xuất khai thác bô xít quy mô lớn ở Bình Phước?
- Phú Thọ: Siết chặt quản lý, sử dụng đất công ích
- Khai thác quặng đất hiếm: Nhiều rủi ro cho môi trường
- Nguy cơ gây thiệt hại cho môi trường sinh thái từ khai thác đất hiếm
- Các nguồn thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khai thác quặng đất hiếm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
(Tin Môi Trường) - Nhóm thám hiểm tại Quảng Bình mới đây đã phát hiện một loài sinh vật lạ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.