Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Mỗi tháng xuất hiện hơn 1.000 trang giả mạo Facebook lừa người dùng
(18:16:15 PM 06/08/2015)Trung bình mỗi tháng xuất hiện hơn 1.000 trang giả mạo Facebook nhằm lấy cắp thông tin tài khoản, lừa tiền người dùng. -Ảnh minh họa: TL
Hơn 1.000 trang giả mạo Facebook xuất hiện mỗi tháng
Theo ghi nhận từ hệ thống giám sát của Bkav, nửa đầu năm 2015, trung bình mỗi ngày xuất hiện thêm 40 trang giả mạo Facebook lừa lấy tiền mật khẩu dùng cho việc lừa và phát tán tin nhắn rác.
Các trang giả mạo mà kẻ xấu tạo ra có hình thức giống hệt trang Facebook, chỉ có khác biệt duy nhất nằm trên thanh địa chỉ. Để dẫn dụ người dùng truy cập, kẻ xấu đưa ra liên kết dẫn tới trang giả mạo kèm theo lời chào mời về khuyến mãi “khủng”, nội dung hấp dẫn, thậm chí là thông tin dọa nạt, gây lo lắng… Ngay sau khi người dùng bấm vào đường link, Facebook của họ sẽ thoát ra và yêu cầu đăng nhập lại. Do giao diện website giả mạo rất giống với Facebook, nhiều người không phát hiện ra sự khác biệt, làm theo hướng dẫn là đã tự mình cung cấp thông tin tài khoản cho tin tặc.
Ngoài ra, hình thức lừa nạp thẻ điện thoại “ông chú Viettel” cũng có thêm biến tướng mới. Bằng việc tạo các website giả mạo trang nạp thẻ để tăng lòng tin từ phía người dùng, kẻ xấu đã “móc túi” nhiều nạn nhân với số tiền lên tới vài triệu đồng. Trung bình mỗi tháng có 200 website giả mạo nạp thẻ như vậy được kẻ xấu dựng lên.
Các chuyên gia Bkav khuyến cáo người dùng khi nhận được các thông báo có nội dung khuyến mãi hấp dẫn, nên xác minh lại thông tin. Không nên thực hiện theo hướng dẫn trên các website chưa tin cậy.
13,9 triệu tin nhắn rác được phát tán mỗi ngày
Thông tin mới nhất của Bộ TT&TT cho biết, trong 6 tháng đầu năm các nhà mạng đã chặn gần 1 triệu thuê bao phát tán tin nhắn rác. Tuy nhiên, số lượng tin nhắn rác được phát tán vẫn không hề giảm với 13,9 triệu tin được phát tán mỗi ngày, con số này thậm chí tăng so với trung bình 13,5 triệu của năm ngoái, theo Hệ thống giám sát của Bkav. Có thể nói, lợi nhuận lớn thu về cho những kẻ phát tán tin nhắn rác và cả các nhà mạng khiến cho việc chặn giống như “bắt cóc bỏ đĩa”.
Ngoài các nội dung quen thuộc về làm quen, kết bạn, tặng bài hát, kết quả xổ số, bói toán… tin nhắn rác có nội dung về nhà đất, bất động sản tăng mạnh trong nửa đầu năm 2015.
30% website ngân hàng tồn tại lỗ hổng
Thống kê của Bkav cho thấy, 30% các website ngân hàng tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng, 2/3 trong số này ở mức độ nguy hiểm trung bình và cao.
Lỗ hổng nguy hiểm nhất mà các website ngân hàng đang gặp phải là SQL Injection mở đường cho hacker tấn công trực tiếp vào dữ liệu của website. Các lỗ hổng XSS (Cross Site Scripting) và Open Redirection gây nguy cơ chiếm quyền điều khiển của quản trị hoặc chuyển hướng website đến trang lừa đảo.
Ông Ngô Tuấn Anh – Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav cho biết, một số lượng lớn các website có lỗ hổng là của các ngân hàng mới thành lập hoặc cơ cấu lại, chưa có sự đầu tư đúng mức về an ninh website.“Trong một dự án IT, cần đầu tư ít nhất từ 5 đến 10% cho an ninh mạng, nếu không hệ quả tất yếu là hệ thống bị xâm nhập, bị đánh cắp dữ liệu. Việc khắc phục rất tốn kém và mất nhiều thời gian”, ông Ngô Tuấn Anh cho biết thêm.
Bkav đã gửi cảnh báo và hướng dẫn khắc phục tới các ngân hàng có website tồn tại lỗ hổng.
Thông tin về tình hình virus và an ninh mạng nửa đầu năm 2015:
Trong 6 tháng đầu năm đã có 23.605 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 30.936.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất nửa đầu năm 2015 là W32.Sality.PE, đã lây nhiễm trên 2.676.000 lượt máy tính. Cũng trong 2 quý đầu năm, 2.790 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 34 site .gov.vn và 122 site .edu.vn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
- Cảnh báo: Xuất hiện nhiều biến thể virus Elknot nhắm tới máy chủ Linux Việt Nam
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.