Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Đối phó tốt hơn với sóng thần
(09:56:34 AM 26/12/2014)10 năm sau trận sóng thần ở Ấn Độ Dương, các nhà địa chấn học đã điểm lại những bài học, xem xét những tiến bộ đạt được cũng như đánh giá các trở ngại phía trước trong nỗ lực ngăn chặn một thảm họa tương tự.
Thành phố Port Blair ở Ấn Độ bị sóng thần tàn phá hôm 26-12-2004Ảnh: REUTERS
Một loạt đợt sóng thần được kích hoạt bởi trận động đất mạnh 9,1 độ Richter ngoài khơi đảo Sumatra - Indonesia hôm 26-12-2004 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 230.000 người, đồng thời tàn phá bờ biển của 12 nước. Trước khi bi kịch ập đến, khu vực Ấn Độ Dương thiếu một hệ thống cảnh báo sóng thần được điều phối trong lúc nhận thức của người dân đối với mối đe dọa này còn thấp. Giờ đây, mọi chuyện đã được cải thiện nhờ sự đầu tư vào giáo dục, hạ tầng, hệ thống thông tin liên lạc và công nghệ cảnh báo sóng thần.
28 nước ven Ấn Độ Dương đã phát triển hệ thống cảnh báo trước sóng thần với kinh phí hơn 400 triệu USD. Hệ thống này gồm 101 thiết bị đo mực nước biển, 148 địa chấn kế và 9 phao. Nó có thể gửi báo động đến những trung tâm cảnh báo sóng thần của các quốc gia trong vòng 10 phút sau khi có động đất, theo hãng tin Reuters.
Tuy nhiên, các chuyên gia và quan chức thừa nhận hiệu quả của hệ thống cảnh báo sóng thần Ấn Độ Dương vẫn chưa cao như mong đợi do ảnh hưởng của tệ quan liêu, địa lý, sự quản lý kém và tình trạng lãng phí. Tại Indonesia, nước có ít nhất 168.000 người tử vong vì sóng thần ở tỉnh Aceh, hoạt động của hệ thống cảnh báo và sơ tán bị cản trở bởi tình trạng đấu đá trong nội bộ. Ông Mochammad Riyadi, Giám đốc Trung tâm Động đất và Sóng thần thuộc Cơ quan Khí tượng và Địa vật chất Indonesia (BMKG), phàn nàn chính quyền tỉnh Aceh từ chối kiểm tra hệ thống còi báo động mỗi tháng bất chấp việc nó không hoạt động khi xảy ra trận động đất mạnh 8,6 độ Richter ngoài khơi hồi năm 2012. Ngoài ra, địa phương này còn từ chối nhận quyền kiểm soát hệ thống cảnh báo từ BMKG với lý do không có đủ nhân lực.
Một mối bận tâm khác là làm sao bảo đảm hàng triệu người sống tại những vùng ven biển kịp thời nhận được cảnh báo và sơ tán đến nơi an toàn mỗi khi có sóng thần. Tại Ấn Độ, nhà chức trách đã nỗ lực dùng mọi phương tiện có thể, như fax, tin nhắn và email để đưa cảnh báo đến người dân tại những nơi hẻo lánh nhưng không phải ai cũng nhận được. Một điều đáng lo hơn được ghi nhận trong các cuộc diễn tập ở Ấn Độ là nhiều người vẫn không biết phải làm gì và chạy đi đâu trong trường hợp sóng thần ập đến.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
- Cảnh báo: Xuất hiện nhiều biến thể virus Elknot nhắm tới máy chủ Linux Việt Nam
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.