Công nghệ xanh » Khoa học- Công nghệ
Các tác hại nguy hiểm của sóng wifi
(14:37:54 PM 04/05/2015)Mất ngủ
Theo một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy tần số thấp từ sóng điện thoại di động gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những người tiếp xúc với bức xạ điện từ trong một thời gian dài có thể mất ngủ và thay đổi mô hình sóng não.
Các chuyên gia cho rằng ngủ gần chiếc điện thoại trong ngôi nhà hoặc căn hộ có nhiều tín hiệu wifi có thể gây ra chứng mất ngủ mãn tính. Đối với nhiều người, việc thiếu ngủ còn là khởi đầu cho những vấn đề nghiêm trọng khác như sự phát triền của bệnh trầm cảm và cao huyết áp.
Nguy hại cho trẻ nhỏ
Tiếp xúc với tần số vô tuyến bức xạ phi nhiệt từ wifi và điện thoại di động có thể làm gián đoạn sự phát triển của tế bào, đặc biệt là với thai nhi.
Theo một nghiên cứu trên động vật năm 2004 cho thấy những động vật thường xuyên tiếp xúc với sóng wifi có hiện tượng trì hoãn sự phát triển của thận.
Theo kết quả nghiên cứu năm 2009 của các chuyên gia người Áo sóng wifi có thể làm gián đoạn sự tổng hợp protein rõ rệt nhất ở các mô sinh trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.
Những loài thực vật trồng gần với bức xạ nhất không có sự tăng trưởng.
Cản trở tăng trưởng
Một nhóm học sinh Đan Mạch có hiện tượng mất tập trung sau khi ngủ cùng điện thoại di động. Họ đã thực hiện một thí nghiệm trên vườn cải xoong để kiểm tra tác động của các bộ định tuyến wifi không dây.
Một luống cây cải xoong được trồng trong một phòng không có sóng bức xạ wifi và một luống khác được trồng cạnh hai thiết bị định tuyến có phát hành một lượng bức xạ tương đương với một điện thoại di động. Kết quả, những loài thực vật trồng gần với bức xạ nhất không có sự tăng trưởng.
Giảm hoạt động não bộ
Cũng tương tự như trường hợp của học sinh trung học Đan Mạch, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu các tác động của bức xạ đến chức năng não.
Nghiên cứu sử dụng công nghệ MRI trong năm 2013 đã cho thấy những người tiếp xúc với bức xạ 4G bị suy giảm hoạt động của não bộ.
Suy giảm trí nhớ
Một nhóm 30 tình nguyện viên khỏe mạnh gồm 15 nam và 15 nữ đã tham gia một bài kiểm tra về bộ nhớ.
Đầu tiên, nhóm được tiến hành thử nghiệm mà không có bất kỳ sự tiếp xúc nào với bức xạ wifi. Sau đó họ được tiếp xúc với sóng wifi có tần số 2.4 GHz trong khoảng 45 phút.
Các chuyên gia đã đo tình trạng hoạt động của não bộ và kết quả cho thấy sự thay đổi đáng kể trong hoạt động và mức năng lượng của bộ não nhất là với nữ giới.
Tác động xấu đến tinh trùng
Chúng ta đã từng được biết đến tác hại nguy hiểm do nhiệt gây ra cho tinh trùng khi sử dụng máy tính xách tay thường xuyên.
Thế nhưng, các chuyên gia đã cảnh báo rằng, nhiệt không phải mối đe dọa duy nhất giết chết tinh trùng của nam giới. Nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với các tần số wifi đã làm giảm chuyển động của tinh trùng và gây phân mảnh DNA.
Cả hai thử nghiệm trên người và động vật đều cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của sóng wifi đến tinh trùng.
Khó thụ thai
Theo kết quả của một nghiên cứu trên động vật cho rằng việc tiếp xúc với một tần số nhất định của các thiết bị không dây có thể cản trở trứng thụ tinh (hình thành phôi thai).
Trong nghiên cứu, những con chuột tiếp xúc với sóng wifi 2h liên tục trong 45 ngày đã tăng đáng kể tình trạng mất cân bằng oxy hóa. Điều đó còn tác động vào cấu trúc DNA làm suy giảm khả nặng thụ thai.
Tăng nhịp tim
Các nhà khoa học cho rằng những người sống trong môi trường có nhiều sóng wifi hoặc 3G, sóng điện thoại di động đều sẽ trải qua một phản ứng vật lý cho các tần số điện từ. Các phản ứng ở đây tương tự như nhịp tim của một người đang gặp căng thẳng.
Ung thư
Điều này là vấn đề gây nên nhiều tranh cãi. Chúng ta không thể phủ nhận một số mô hình nghiên cứu trên động vật cho thấy việc tiếp xúc với bức xạ điện từ làm tăng nguy cơ phát triển khối u.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên con người là rất hiếm. Trong đó phải kể đến một trường hợp liên quan tới người phụ nữ 21 tuổi đã phát triển chứng bệnh ung thư vú ngay tại chính vùng ngực, nơi mà cô thường xuyên để điện thoại trong túi áo.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Hàng triệu người đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo
- Sao chổi 80.000 năm mới 'hiện hình' xuất hiện trên bầu trời Việt Nam
- Nhiều tỉnh lo bị ngắt dữ liệu đất đai, hàng vạn hồ sơ ùn tắc
- Du khách ra vịnh Hạ Long như "mất tích" vì không có sóng điện thoại
- TP.HCM sử dụng máy bay không người lái, tàu tự hành, máy quét laser vẽ mô hình 3D kênh rạch
- Ong vò vẽ chúa có thể sống dưới nước cả tuần
- Xuất hiện "vua quái vật" dài 12 m, nguy hiểm hơn T-rex
- Phát hiện "quái vật Tây Bengal" giống T-rex lai cá sấu
- Cảnh báo: Xuất hiện nhiều biến thể virus Elknot nhắm tới máy chủ Linux Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Quái thú 230 triệu tuổi "lai" giữa cá sấu và chim
(Tin Môi Trường) - Vào cuối kỷ Tam Điệp, miền đất nay là bang Wyoming của nước Mỹ tồn tại một quái thú kỳ lạ với chiếc mỏ như vẹt, mình khủng long. Nó được đặt tên là Beesiiwo cooowuse, một loài mới.
Những người còn theo đuổi ống hút 'xanh'
(Tin Môi Trường) - Một thời, các loại ống hút làm từ tre, cỏ bàng, tinh bột, giấy... được nhiều người lựa chọn theo xu hướng sống thân thiện với môi trường. Hiện nay, dù không còn là trào lưu thời thượng, các sản phẩm 'xanh' này vẫn có thị trường riêng.
Cảnh báo: Lừa đảo hỗ trợ cập nhật sinh trắc học
(Tin Môi Trường) - Theo ghi nhận của các chuyên gia Bkav, lợi dụng tình trạng nhiều khách hàng gặp khó khăn khi cập nhật sinh trắc học trên các ứng dụng, kẻ xấu giả danh cán bộ ngân hàng vờ hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.