(Tin Môi Trường) - Đối với những người chơi khinh khí cầu nghiệp dư tại Mỹ, vật thể này hoàn toàn không gây ra tác hại đến mức cần bị tiêu diệt bằng các loại tên lửa hàng trăm nghìn USD.
Các nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xử lý xác khinh khí cầu của Trung Quốc bị bắn rơi ở ngoài khơi bờ biển South Carolina. Ảnh: FBI/AP.
Trong tháng qua, quân đội
Mỹ đã
bắn hạ hàng loạt vật thể bay không người lái trên bầu trời Bắc Mỹ. Ngoại trừ khinh khí cầu
của Trung Quốc bị
bắn ngoài bờ biển bang South Carolina, Washington vẫn chưa thể xác định chính xác các vật thể còn lại là gì.
Dù vậy, Tổng thống
Mỹ Joe Biden hôm 16/2 đã thừa nhận chúng có thể là các khí cầu
của doanh nghiệp tư nhân, cơ quan nghiên cứu thời tiết hay những người có thú vui thả khinh khí cầu lên không trung và theo dõi đường đi
của chúng.
Ông Tom Medlin, người đam mê khinh khí cầu sống tại bang Tennessee (Mỹ), cho biết một nhóm
chơi khinh khí cầu tại bang Illinois tin rằng thiết bị
của họ đã bị
bắn rơi trên bầu trời Canada, AP đưa tin.
Câu lạc bộ trên đã mất dấu khinh khí cầu đúng vào ngày không quân
Mỹ xuất kích
bắn hạ một “vật thể không xác định” ở phía Bắc Canada, khu vực gần với bang Alaska (Mỹ), theo CNN.
Giữa lúc khinh khí cầu trở thành chủ đề “nóng” trong dư luận Mỹ, những người
chơi khí cầu
nghiệp dư tuyên bố loại vật thể này bay ở độ cao lớn và không thể gây ra tác hại với máy bay. Họ cho rằng chính phủ đang phản ứng quá mức.
Tranh cãi về phản ứng
Theo ông Medlin, chiếc khinh khí cầu
của Trung Quốc cần bị
bắn rơi là điều đúng đắn vì đây là mối đe dọa với an ninh quốc gia
của Mỹ. Tuy nhiên, những gì Washington làm sau đó là điều còn gây tranh cãi.
“Tôi nghĩ là chính phủ đã lo lắng quá mức”, ông nói. “Khi họ
bắn rơi (các vật thể sau đó), họ vẫn chưa biết chúng là gì. Đây là điều đáng quan ngại”.
Hôm 17/2, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia
Mỹ John Kirby cho hay Washington không thể xác nhận thông tin về vật thể bị
bắn hạ và xác vật này cũng chưa được tìm thấy. “Chúng ta cần phải chấp nhận khả năng không thể tìm được”, ông nói.
Cùng ngày hôm ấy,
giới chức
Mỹ cho biết họ đã ngừng tìm kiếm xác hai vật thể bị
bắn hạ khác - lần lượt rơi tại Alaska và hồ Huron.
Một người chơi khinh khí cầu tại bang Tennessee (Mỹ) thả khí cầu cỡ nhỏ có đường kính chỉ khoảng 80 cm. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, ông Kirby không đồng ý với nhận định cho rằng
Mỹ “phản ứng quá mức” khi sử dụng tên lửa có giá hàng trăm nghìn USD để
bắn hạ các khinh khí cầu có thể có giá chưa đầy 20 USD.
“Chắc chắn không phải vậy”, ông Kirby nói với báo giới. “Xét đến tình hình khi đó, các thông tin có được và đề xuất
của các chỉ huy quân đội, đó chắc chắn là điều đúng đắn cần làm ở thời điểm thích hợp.
Các khinh khí cầu
của người
chơi nghiệp dư có giá thành tương đối rẻ. Ông Medlin cho biết các thiết bị được ông sử dụng chỉ có giá 12 USD với đường kính khoảng hơn 80 cm.
Các khinh khí cầu này mang theo bộ truyền sóng nặng dưới 2 g, vận hành bằng năng lượng Mặt Trời. Cứ mỗi 10 phút, bộ truyền sóng sẽ phát tín hiệu để những người
chơi radio trên khắp thế
giới có thể xác định vị trí khí cầu.
Một trong những khí cầu
của ông Medlin đã ở trên không trung 250 ngày và bay được 10 vòng quanh Trái Đất. Các khí cầu được bơm đủ hydro để bay trên độ cao hơn 15.000 m, vượt qua tầm bay
của hầu hết máy bay thương mại.
Các thiết bị này quá nhẹ nên không nằm trong danh mục quản lý
của Cục Hàng không Liên bang
Mỹ (FAA). Những người thả khinh khí cầu cũng không cần báo cáo trước với FAA, ông Medlin nói.
Theo thông tin từ trang web
của FAA, quy định
của cơ quan này chỉ áp dụng với các khinh khí cầu chở theo tải trọng trên 4 pound (khoảng 1,8 kg).
“Chúng tôi tuân thủ các quy định và quy tắc
của FAA”, ông Medlin nói. “Họ là chuyên gia nên sẽ biết điều gì nên làm, điều gì không”.
Trông chờ quy định chặt chẽ hơn
Ông Ron Meadows, người đồng sáng lập một công ty sử dụng khinh khí cầu vì mục đích giáo dục tại bang California (Mỹ), nhận định cơ quan chức năng
Mỹ không hiểu rằng các vật thể này hoàn toàn vô hại nên đã phản ứng quá mức.
Theo ông, hầu hết phi công có thể còn không nhận ra dù đã đâm vào khinh khí cầu.
Ông Meadows nói đã thử liên hệ Bộ An ninh Nội địa và Bộ Quốc phòng
Mỹ để cung cấp thêm thông tin về khinh khí cầu, nhưng không nhận được phản hồi.
Hải quân Mỹ trục vớt xác khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn rơi ngoài khơi bờ biển phía đông nước Mỹ. Ảnh: Hải quân Mỹ/AP.
“Thật tuyệt nếu chính phủ có được thông tin họ cần”, ông Meadows, người vận hành các khí cầu có đường kính lên tới trên 2,5 m, nói.
FAA có thể siết quy định với khinh khí cầu sau các vụ việc vừa qua, ông Meadows nhận định. Tuy nhiên, ông không mấy lo ngại vì công ty vận hành khinh khí cầu chỉ là “nghề tay trái”. “Chúng tôi làm việc này vì các em học sinh hơn là để kiếm tiền”, ông tuyên bố.
Ông Medlin cho biết các khinh khí cầu có thể đạt tới vận tốc 210 km/h nếu bay vào các dòng tia (luồng gió thổi nhanh trong các dòng hẹp ở khí quyển). Tuy vậy, ông Bob Boutin, một huấn luyện viên bay ở Chicago (Mỹ), chỉ ra máy bay thương mại thường bay thấp hơn tầm bay
của khinh khí cầu, do đó không bị ảnh hưởng.
Một số máy bay thương mại có thể bay cao hơn. Tuy nhiên, ở độ cao đó, tầm nhìn thường rất tốt - lên đến hàng chục km.
Ông Kirby, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho rằng các khinh khí cầu bị
bắn có độ cao thấp và có thể gây nguy hiểm. Tuy vậy, ông Boutin cho rằng việc sử dụng tên lửa bị
bắn hạ vẫn là điều không cần thiết.
“Chim chóc là vấn đề lớn hơn nhiều với máy bay so với khinh khí cầu”, ông nói.
(Nguồn: https://zingnews.vn/noi-am-uc-cua-gioi-choi-khi-cau-nghiep-du-my-post1405208.html)