Khám phá
32 giờ đi trong bão táp
(20:42:53 PM 30/06/2011)
>>Vespa cổ đầu tiên lên đỉnh Phan - Xi - Păng.
Tham gia hành trình leo Fansipan lần này gồm 8 thành viên: anh Tuấn Dũng phóng viên truyền hình, Toàn Thắng nhà báo, Bảo Ngọc họa sỹ, Đức Huy phiên dịch, Trường Vinh kinh doanh, Pham Tuấn giáo viên, Việt Hùng dược sỹ, Thanh Tùng quay phim. Với 6 chiếc vespa tuổi thọ trung bình khoảng 45 tuổi.
Cuộc hành trình vespa lên đỉnh Fansipan xuyên qua cơn bão số 2 với nhiều cung bậc cảm xúc được thành viên của nhóm ghi lại sẽ phần nào giúp các bạn hiểu và chia sẻ.
Thứ năm, ngày 23/6/2010 – hành trình 400km bằng vespa cổ.
5h sáng. Chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình từ Hà Nội lên Sapa bằng vespa. Đoàn dự kiến chặng đường gần 400km này sẽ mất chừng 10 giờ đồng hồ chạy xe.
Trải nghiệm của cung đường này thật quyến rũ. Chúng tôi vượt qua những cánh đồng lúa đang vào độ chín, vàng óng trong sương sớm. Thấp thoáng bóng dáng những người nông dân đang thăm ruộng trong ánh ban mai. Rồi đến cung đường đèo dốc quanh co. Những đường cong uốn lượn. Ruộng bậc thang được bao bọc bởi mây và gió. Những chiếc vespa cổ vẫn nối đuôi nhau để tô điểm thêm cho vẻ đẹp của núi rừng.
Những đoạn đường đẹp những chiếc vespa cổ đạt được tốc độ khoảng 75km/h. Tốc độ trung bình của cả đoàn đạt được khoảng 45km/h. Theo đúng tiền độ, mặc dù gặp trời mưa, cả đoàn 6 chiếc vespa 17h30 đã có mặt tại Sapa. Cảm giác thật vui và xúc động khi hai người bạn Vespa tại SaPa là Sơn và Huyền Anh - chủ của khách sạn Boutique Sapa ra Nhà Thờ đón đoàn.
Hạnh phúc nhỏ mà dân chơi vespa vẫn tự hào đó là đi đến mọi miền đất nước, chúng tôi đều có bạn bè. Tình yêu Vespa chảy trong mỗi người đã đem những con người xa lạ gắn kết lại với nhau, ấm thêm nụ cười và cả những ánh mắt chứa chan...
Thứ sáu, 24/06/11 – ngày đầu tiên leo Fansipan: chinh phục mốc 2800m
Sáng sớm ở Sapa trời mưa lất phất.
Chúng tôi không thể đưa cả 6 chiếc vespa cổ lên đỉnh núi. Giải pháp được đưa ra. Bốc thăm để lựa chọn Nữ hoàng Fansiphan. Đó là chiếc vespa Super của bạn Thắng nhà báo.
Sau khi ăn sáng, nhưng thành viên của đoàn xúm tay vào tháo chiếc Vespa để chuẩn bị đưa lên đỉnh Fansipan.
Chuyến đi lần này không có Bác sỹ-tiếng lóng của dân vespa gọi người thợ sửa vespa chuyên nghiệp, toàn những anh em vespa chỉ thạo vài món sửa chữa, tháo lắp nghiệp dư. Vì vậy để tháo và lắp một chiếc vespa cũng đã là cả một sự thách thức.
Công việc tháo chiếc xe Vespa Super cuối cùng cũng hoàn thành. Chúng tôi phân công mỗi người mang một vài bộ phận của Nàng trên lưng. Phần khung và phần máy, hai bộ phận cồng kềnh nhất phải nhờ đến các anh H’Mông bản xứ gánh vác.
Năm chiếc Vespa lại tiếp tục nổ máy đưa cả đoàn lên Trạm Tôn ở độ cao 1900m. 8 thành viên của đoàn sẽ bắt đầu leo Fansipan từ độ cao này. Để leo lên đỉnh Fansipan, có ba đường chính đi từ bản Cát Cát (1200m), bản Sín Chải (1200m) hoặc Trạm Tôn (1900m).
Đường Trạm Tôn được coi là đường ngắn và dễ đi nhất. Tuy nhiên, do là con đường ngắn nhất, nó cũng khá dốc và vẫn đòi hỏi người leo phải chuẩn bị thể lực tốt. Và nó có thể nói là khá dễ trong điều kiện thời tiết đẹp.
Chợt nhớ tới cuốn Dư địa chí, từ thế kỷ XIV, Nguyễn Trãi đã đặt chân tới nơi góc rừng Tây Bắc này và viết, trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ (chân đỉnh Fansipan) gió không bao giờ ngừng thổi. Cảm giác nao lòng, pha chút lo lắng.
Dự báo thời tiết cho thấy cơn bão số 2 đang gây ảnh hưởng mạnh vào khu vực này. Những thành viên mang vespa lên đỉnh fansipan có thể sẽ rơi vào mắt bão giữa lưng chừng núi…Mưa rừng. Lũ quét. Không thể nói trước điều gì.
10h sáng. Đoàn vượt qua những con dốc đầu tiên và bắt đầu làm quen với việc leo núi.
Theo dự kiến, chúng tôi sẽ đến độ cao 2800m lúc 5h chiều. Đoạn đường đầu tiên từ Trạm Tôn đến Bãi Thả Trâu không quá khó. Các thành viên trong đoàn ra gùi thử những chiếc gùi của anh em porter. Khá nặng. Thử sức một vài đoạn đường thì khá đơn giản, nhưng nếu gùi lên đến đỉnh Fansipan thì chắc chỉ có mấy anh porter người Mông mới có thể làm được.
GPS chỉ độ cao 2200m. Chúng tôi ăn bữa trưa giản dị bằng bánh mì kẹp thịt. Một vài thành viên trong đoàn bắt đầu thấy áp lực của việc leo núi. Có những ba lô có trọng lượng lên đến 11-12kg trong khi trung bình mỗi người khi leo Fansipan chỉ đeo ba lô từ 3 đến 5kg. Với trọng lượng gấp hai mức trung bình thì cuộc hành trình sẽ gian nan hơn hai lần. Chúng tôi phải tìm cách hỗ trợ lẫn nhau bằng cách chia sẻ bớt gánh nặng.
Đầu giờ chiều, trời bắt đầu mưa to. Những rừng trúc nghiêng ngả vì gió to…Dù mặc áo mưa, nhưng chúng tôi ai nấy đều sũng nước. Thấm mệt. Đau buốt khớp gối. Tất cả làm cho việc di chuyển đã vất vả nay còn thêm phần nguy hiểm.
5h chiều, cả đoàn đã đến mốc 2800m. Đây là nơi chúng tôi ăn tối và ngủ qua đêm. Chui vào lán, cởi bỏ đôi giày sũng nước, thay quần áo khô trong cái lạnh tê tái của buổi chiều trên đỉnh núi. Bắt đầu thấm Fansipan.
Không khí rôm rả lên đôi chút trong bữa ăn tối nhờ những câu chuyện với anh em H Mông. Chúng tôi tranh thủ kiểm tra lại từng bộ phân của chiếc vespa sau ngày đầu của cuộc hành trình. Đối với những người chơi xe, khi thấy chiếc xe vẫn luôn ở bên cảnh là một niềm hạnh phúc vì là tình tri kỷ.
Đêm giữa rừng già không bình yên. Mưa rừng sầm sập trên mái. Trời càng đêm càng lạnh. Gió rít mạnh từng cơn bên ngoài. Mọi người đã dần chui hết vào túi ngủ. Im ắng. Nhưng ko ai ngủ được.
Nỗi lo ập đến. Bão rừng.
Thứ 7, ngày 25/06/2011 - Vespa trên đỉnh Fanxipan
Trời sáng. Mưa vẫn rơi sầm sập, sầm sập không ngừng nghỉ.
Chúng tôi nhìn trời, nhìn nhau mà ngán ngẩm. Lúc này nỗi lo đã chuyển thành sự sợ hãi. Sự sợ hãi dễ dàng nhận ra trên khuôn mặt của hầu hết các thành viên. Thời tiết này khó bảo toàn tính mạng chứ đừng nói đưa nàng vespa lên đỉnh Fansiphan và ra về an toàn.
Sau đôi phút ngập ngừng bàn thảo, cả đoàn hạ quyết tâm lên đường. Bắt tay nhau, bên cạnh nhau để lao vào tâm bão. Xỏ chân vào những đôi giày lạnh toát và sũng nước, khoác lên người bộ quần áo ẩm của hôm qua để tiếp tục cuộc hành trình.
Lúc này chưa ai có thể hình dung trặng đường trước mắt sẽ gian nan và vất vả thế nào.
Những con đường mòn, những dốc đá sau trận mưa dữ dội đêm qua đã biến thành các vũng lầy, thành các con suối và thác nước. Những bãi sình, bùn như níu bước chân lại. Nước mưa, mồ hôi chảy nhòa mắt. Chiếc cốp và những phụ tùng Vespa được buôc vào ba lô thấm nước nặng trình trịch. Trời vẫn mưa xối xả. Gió mỗi lúc càng mạnh thêm. Cả đoàn đã nhiều lần phải dừng lại vì gió mạnh táp và mặt. Gió giằng dật cơ thể như văng người lên khỏi mặt đất. Tại sao lúc đó trọng lượng của một con người lại nhỏ bé đến vậy. Nhiều đoạn dốc đứng, nước chẩy thành thác, cuốn văng chân người.
Sau khoảng 3 giờ đồng hồ cả đoàn tiếp cận được đỉnh Fansipan. Niềm vui đến đích chưa được bao lâu, cả đoàn lại cùng nhau lấy các bộ phận của chiếc Vespa ra khỏi ba lô và những chiếc gùi, khiêng lên tảng đá cạnh cột mốc trên đỉnh Fansipan và cùng nhau lắp xe.
Đây mới là thời khắc của sự vất vả nhất bắt đầu.
Từ độ cao 2.500 m trở lên, cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm tương ứng 10C. Trong trời mưa bão nhiệt độ lại càng giảm mạnh. Lúc này nhiệt độ trên đỉnh Fansipan chỉ còn trên dưới 5 độ C. Trời vẫn mưa to. Anh em thành viên trong đoàn giầy sũng nước, quần áo ướt từ trong ra ngoài, Với cái lạnh khoảng 5 đô C, chỉ sau 5 phút trên đỉnh Fansipan, lạnh đã thấm vào người. Cái rét sâu tận đến tủy. Rét giội ngược từ trong ra ngoài làm các đầu ngón chân và ngòn tay tê tê mất cảm giác. Và sau đó là buốt. Gió to quật vào người khiến mọi người run lên cầm cập. ở độ cao hơn 3.100m không khí loãng, thời tiết quá lạnh, dường như không thể hít vào bằng mũi được. Mọi người nghiến chặt hai hàm răng vào nhau và hít thờ qua đường mồm. Từng tiếng rít thở kêu lên, lúc đầu là rít nhẹ, càng lúc càng rít mạnh. Lạnh đến mức cố nghiến chặt 2 hàm răng vào nhau, cơ hàm co lại, đầu giần giật, nhưng chẳng hiểu sao 2 hàm nó cứ tự động rời ra và đánh vào nhau kêu lách cách.
Gió to, mọi người ngồi cheo leo trên vách đá để lắp xe. Biện pháp an toàn được đưa ra là lấy dây thừng buộc người vào nhau.
Sau khoảng 1 giờ, xe lắp xong. Xăng được đổ vào bình. Đạp thử. Máy đổ được vài tiếng rồi tắt lịm. Do trời mưa, độ ẩm cao, nước mưa hút vào trong nên xe không thể nổ được. Sau nhiều lần khắc phục xe vẫn ko nổ được. Thời gian cứ trôi qua. Cái lạnh càng ngày càng khủng kiếp. Đây mới là thời điểm thử thách lòng người, thử thách sự quyết tâm và thử thách tình yêu vespa của những chàng trai vespa Hà Nội vốn vô cùng hào hoa và ít chịu đựng gian khổ.
Chúng tôi tháo bình xăng, tháo chế hòa khí, tháo bugi để kiểm tra dưới trời mưa bão. Làm hết lần này đến lần khác. Nguyên nhân không nổ được máy đã được xãc định nhưng trong hoàn cảnh này để giải quyết nguyên nhân là vô cùng khó. Chân, tay lạnh cóng càng lúc càng tê, 2 hàm răng vẫn đánh cầm cập vào nhau. Ý trí và sức lực gần chạn đến đáy giới hạn. Cả 8 thành viên đứng sát lại, quây quanh xe, quàng tay, chụm đầu vào nhau, lấy chiếc ô duy nhất và chính thân mình để che cho xe không bị mưa lọt vào.
Trời không phụ lòng người. Vào thời điểm gần như vô vọng đấy, với lòng quyết tâm xuất phát từ tình thần đoàn kết và tình yêu. Sau 1 tiếng 30 phút Chiếc vespa nổ máy. Tât cả đã vỡ òa trong sung sướng. Chiếc xe Vespa Super nổ ròn rã dưới trời mưa trên đỉnh núi cao nhất Đông Dương. Các thành viên vespa và các poster người đân tộc H’Mông cùng ôm nhau hò hét.
Bằng nghị lực và tình yêu, những con người này đã vượt qua chính bản thân và cùng nhau thực hiện được một ý tưởng hết sức đặc biệt. Họ đã đưa chiếc xe máy – một chiếc Vespa cổ đầu tiên lên đỉnh Fansipan. Họ đã làm được một việc mà chưa có nhóm chơi xe nào ở Việt Nam từng làm. Sở thích chơi xe cổ và niềm đam mê phượt đã được kết hợp hài hòa giữa duyên dáng và mạnh mẽ, tinh tế và phong trần, hào hoa và lãng tử trong hỉnh ảnh của chiếc Vespa Super trên đỉnh Fansipan.
Họ đã làm được một kỳ tích, họ đã lập kỷ lục.
N.L ( trích ghi)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện hồ nước bí ẩn, "treo" lơ lửng trong hang động ở Quảng Bình
- Săn biển mây phủ kín Đà Lạt
- Thủ tướng Singapore muốn khám phá hang Sơn Đoòng
- Khám phá giàn pháo hoa sẽ khai hỏa trên tòa nhà cao nhất Sài Gòn tối 30/4
- Tận thấy Thánh đường Hồi giáo toàn vàng lớn nhất Đông Nam Á ở Brunei
- Loạt ảnh tự sướng cùng thiên nhiên tuyệt đẹp
- Thiên nhiên kỳ thú trong mắt các nhiếp ảnh gia
- NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa
- 10 công trình nhân tạo cổ xưa vĩ đại nhất hành tinh
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.