Thứ năm, 21/11/2024, 15:48:07 PM (GMT+7)

NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa Tin ảnh

(08:43:46 AM 10/12/2014)
(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học tại cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố giả thuyết rằng từng có một hồ lớn chứa rất nhiều nước trên sao Hỏa.

NASA[-]công[-]bố[-]giả[-]thuyết[-]chấn[-]động[-]trên[-]sao[-]Hỏa

Đồ họa của NASA mô tả hồ nước từng tồn tại trên Sao Hỏa.
 

Hôm 9/12, NASA công bố những phát hiện khoa học mới về sự tồn tại hàng triệu năm của một hồ nước – có đủ khả năng để sự sống được hình thành trên sao Hỏa.

 

Kể từ khi họ hạ cánh thành công các cỗ xe thám hiểm trên sao Hỏa hơn 2 năm trước đây, các chuyên gia xác định rằng: “Đáy của miệng núi lửa đã có các điều kiện sống và môi trường đủ để hình thành sự sống của vi sinh vật”, người dẫn đầu trong hành trình thăm dò sao Hỏa, Michael Meyer, phát biểu.

 

Hiện nay nhóm khoa học chưa thể biết chính xác điều kiện sống có thể kéo dài bao lâu. Các phát hiện chi tiết về các lớp trầm tích ở chân núi Sharp chứng tỏ rằng miệng núi lửa khồng lồ Gale có đường kính trên 96 dặm (khoảng 160 km) từng là một hồ nước lớn

 

Bằng cách sử dụng máy ảnh của xe thám hiểm Curiosity và thiết bị quan sát trên tàu vũ trụ, nhóm các nhà khoa học có thể phân tích kích thước, chủng loại, sự liên kết của các lớp trầm tích ở miệng núi lửa có nhiều điểm tương đồng quá trình hình thành của các hồ trên trái đất.

 

NASA[-]công[-]bố[-]giả[-]thuyết[-]chấn[-]động[-]trên[-]sao[-]Hỏa

Mô phỏng hình ảnh bề mặt núi lửa Gale, đường kính 160 km.
 

“Bonus Science” (phần quà cho khoa học) là cụm từ mà nhà khoa học Meyer gọi đùa về sự phát hiện này.


NASA[-]công[-]bố[-]giả[-]thuyết[-]chấn[-]động[-]trên[-]sao[-]Hỏa

Mô phỏng thiết bị đổ bộ Viking trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: NASA

 

Nó có nghĩa là các ngọn núi khổng lồ tương tự không phải do kiến tạo địa chất của chính sao Hỏa tạo nên, mà nhiều khả năng do sự va chạm với một thiên thạch lớn từ hàng tỷ năm trước.

Có lẽ điều này cũng quan trọng như các bằng chứng về sự tồn tại nước và khí hậu trên sao Hỏa. Đối với một hành tinh từng chứa lượng lớn nước thế này hàng triệu năm trước thì hệ thống khí hậu cũng phải “phù hợp với sự tồn tại của nó”, theo nhà khoa học Ashwin Vasavada.


NASA[-]công[-]bố[-]giả[-]thuyết[-]chấn[-]động[-]trên[-]sao[-]Hỏa

Đồ họa phân tích lớp trầm tích để tiến dần đến khẳng định về hồ nước trên đỉnh núi lửa Gale trên bề mặt Sao Hỏa.

 

"Để duy trì một hồ nước ở miệng núi lửa Gale trong hàng triệu năm, sao Hỏa sẽ cần một chu kỳ thủy văn mạnh mẽ để giữ cho bầu không khí ẩm ướt", nhà khoa học Vasavada nói. "Độ ẩm có thể được giải thích bởi những bãi đá ấm hơn ở vĩ độ thấp”.


Sau những phát hiện này, các bước tiếp theo cho xe thám hiểm là khoan một vài điểm trong vài tuần tới để phân tích kỹ hơn. Cho đến lúc đó, các xe thám hiểm tiếp tục hành trình khám phá sao Hỏa và sẽ chụp hàng trăm bức ảnh để nghiên cứu.

An Trần/VTC News
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: NASA công bố giả thuyết chấn động trên sao Hỏa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI