Cộng đồng
Ngồi cáp lên Fanxipan chỉ để chụp hình khoe facebook?
(16:31:19 PM 02/03/2016)Bên thì bức xúc, bên thì bảo đỉnh núi không của riêng ai, đi cáp treo lên thưởng cảnh có gì sai?
Đỉnh Fansipan đông đúc sau ngày có cáp treo. Ảnh: Internet
Nếu không phải vì một ngày đẹp trời năm nọ, tự nhiên mình quyết định đi trekking những ngọn núi tuyết ở Nepal để rồi yêu leo núi say đắm thì mình cũng sẽ thuộc nhóm thứ hai. Chắc chắn luôn, mình cũng hào hứng mua vé cáp treo rồi ngồi 30 phút để lên tới đỉnh. Rồi mình cũng chen lấn kiếm góc nào đẹp đẹp ôm cái cột mốc đỉnh Fansipan chụp ảnh thiệt đẹp.
Ủa, chuyện đó đâu có gì sai? Không lẽ mình không được đến đây à? Miễn sao mình lịch sự không xả rác bừa bãi trên đỉnh núi thôi chứ. Còn mấy người thích leo núi hành xác thì cứ việc, có ai lên án mấy người đâu mà mấy người ích kỷ với nhu cầu chính đáng của người khác? Chắc chắn mình sẽ lập luận vậy.
Nhưng cũng chắc chắn rằng sau khi ngồi cáp treo tới đỉnh rồi, đã thỏa mãn sự hiếu kỳ thì sự hụt hẫng sẽ xuất hiện. Tưởng gì hay, trên đó cũng chẳng có gì ngoài tảng đá đánh dấu mốc độ cao. Chưa nói, khách còn phải mệt nhọc chen chúc từ khi mua vé cáp treo lẫn khi lên đỉnh núi. Chắc chắn mình chả có ý định trở lại, đừng nói là thiết tha nhớ nhung. Tất cả những gì giữ lại về một lần đến nóc nhà Đông Dương chỉ là mấy tấm ảnh để thay đổi avatar khoe trên Facebook vài bữa rồi cũng chán lột xuống, thay ảnh chụp ở chỗ khác mới mẻ hơn.
Còn nếu đã một lần chinh phục đỉnh núi, hành trình cuộc đời bạn trở nên giàu có ghê lắm! Bạn sẽ được trải qua đủ cung bậc cảm xúc của cuộc sống, từ mệt mỏi, nản lòng muốn bỏ cuộc đến vỡ òa niềm vui khi chinh phục đỉnh núi. Bạn sẽ học được cách rèn luyện sức khỏe và ý chí, những kỹ năng sống và tinh thần tập thể sẽ hình thành qua những ngày cùng nhau vượt núi trèo non. Những giọt mồ hôi, thậm chí là nước mắt sẽ rơi nhưng cũng hàng vạn niềm vui và nụ cười trên đường khi bạn bỗng phát hiện một đóa hoa dại đang nở ở ven đường, những trái dâu đất nhỏ xíu, một chú khỉ nhảy nhót trên cành. Hay đơn giản, chỉ cần là một tách trà gừng nóng hổi trong những chặng dừng chân cũng đã là hạnh phúc…
Bạn sẽ nhận ra hạnh phúc không phải là những gì to tát mà là những điều giản dị, nhỏ bé quanh mình. Mỗi ngày trôi qua, đôi chân bạn sẽ thêm mỏi, đôi vai bạn thêm đau nhưng bên cạnh là niềm tự hào vô bờ vì bạn đã không bỏ cuộc, đã từng ngày từng ngày chiến thắng bản thân thay vì đã sớm đầu hàng thử thách. Và khi đó, tất cả mệt nhọc về thể chất là chuyện nhỏ.
Qua những chuyến đi, tôi cảm nhận sâu sắc câu nói: “Hạnh phúc không phải là đích đến mà là trên con đường bạn đi”. Không phải bạn chinh phục đỉnh núi mà là chinh phục bản thân mình.
Rồi sau chuyến đi trở về, trong bạn là hàng vạn câu chuyện, là những tình bạn gắn bó thân thiết từ những ngày đồng cam cộng khổ. Một cách hợp lý, bạn sẽ có niềm tin vào bản thân mình, rằng bạn cũng có thể làm được những điều lớn lao hơn bạn từng giới hạn cho bản thân.
Đó! Chẳng phải bạn đã giàu có hơn rất nhiều đấy sao! Tài sản này bạn sẽ giữ được mãi trong cuộc đời. Còn những gì sẵn có, những gì dễ dàng đạt được chỉ mang lại cảm giác thỏa mãn nhất thời, sẽ nhanh chóng trôi tuột đi.
Bạn thích đi cáp treo thẳng đến đỉnh cao, bạn chẳng muốn mất công mất sức để có được điều mình muốn. Đúng! Bạn chẳng có gì sai hết. Chỉ là thật tiếc...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.