»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:41:36 PM (GMT+7)

Tọa đàm Xứ Đông Dương – Hồi ký của Paul Doumer

(10:22:31 AM 05/04/2016)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Văn hóa Pháp - L’Espace, Alpha Books và Trung tâm hợp tác trí tuệ Việt Nam- VICC tổ chức tọa đàm xoay quanh tác phẩm Xứ Đông Dương- Hồi ký của Paul Doumer, nhân dịp tái bản lần thứ nhất của cuốn sách, với sự tham gia của PGS. TS. Dương Văn Quảng, Nhà văn Nguyễn Trương Quý, Ông Nguyễn Cảnh Bình (CT HĐQT Alpha Books, Giám đốc Trung tâm hợp tác trí tuệ VICC).

Tọa[-]đàm[-]Xứ[-]Đông[-]Dương[-]–[-]Hồi[-]ký[-]của[-]Paul[-]Doumer

 

“Xứ Đông Dương – Hồi ký (tên tiếng Pháp: L'Indo-Chine française: Souvenirs) của Paul Doumer, toàn quyền Đông Dương giai đoạn từ năm 1897 đến năm 1902, và sau này trở thành tổng thống Pháp (từ năm 1931 cho đến khi bị ám sát vào ngày 7-5-1932). Paul Doumer không chỉ là một nhà cai trị, ông còn là một học giả, một nhà kỹ trị, một chính trị gia đầy tham vọng muốn biến Đông Dương trở thành một nước Pháp ở Viễn Đông.


Vốn là người đã cai quản cả Đông Dương và từng giữ một chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Tài chính của Pháp và sau này từng làm chủ tịch Hạ viện, rồi chủ tịch Thượng viện Pháp nên người đọc có cơ sở để tin rằng những suy nghĩ và đánh giá của ông là những đánh giá sâu sắc, rất khác với nhiều tác giả thuộc địa khác.


Không chỉ dừng lại ở việc ghi chép về người thật việc thật, tác giả còn thể hiện rõ tầm nhìn xây dựng và phát triển quốc gia trong bối cảnh xứ Đông Dương nhưng cũng trong viễn cảnh chung của cộng đồng nước Pháp.


Nhận xét về cuốn sách PGS, TS Dương Văn Quảng viết: “Cuốn sách được viết dưới con mắt của một Toàn quyền nhằm tự khẳng định rằng mình đã “hoàn thành trọng trách lớn lao…[ở] Đông Dương tốt hơn bất kỳ ai khác” “với niềm tự hào phụng sự nước Pháp”. Hơn thế nữa con người này có một quyết tâm sắt đá là phải thành công trong việc biến xứ sở này thành tiền đồn của Pháp tại Viễn Đông. “Ngay từ đầu, tôi đã cho rằng sự hiện diện của nước Cộng hòa Pháp tại Đông Dương không chỉ vì sứ mệnh tổ chức và quản lý thuộc địa, mà nước Pháp còn phải hành động trong khuôn khổ những phương tiện có trong tay để chính sự phát triển của thuộc địa truyền thêm sức mạnh, từ đó tăng cường danh tiếng, quyền lực và hành động của nước Pháp tại Viễn Đông”. Như vậy, lẽ đương nhiên nó chứa đựng nhiều sự kiện, nhiều đánh giá mang nặng tính chủ quan, không trùng khớp với lịch sử mà chúng ta từng biết và không phù hợp với cách nhìn của Việt Nam về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tại Đông Đương. Điều đáng lưu ý với bạn đọc là cuốn sách truyền tải rất nhiều thông tin về xứ Đông Dương, nhất là về một giai đoạn lịch sử mang tính bước ngoặt về nhận thức trong xã hội Việt Nam lúc đó. Những năm tháng này cùng với những sự kiện diễn ra mang đậm dấu ấn lịch sử cần được nghiên cứu một cách thấu đáo, khách quan, tránh những thành kiến và phê phán một chiều. Lịch sử vốn là một bộ môn khoa học nghiên cứu, đánh giá những sự kiện đã xảy ra. Lịch sử phải chấp nhận cách nhìn đa chiều sự kiện thì nó mới là nó và mới hấp dẫn, thúc đẩy thế hệ trẻ tự tìm hiểu và yêu lịch sử, nhất là lịch sử nước mình… Đọc cuốn sách Xứ Đông Dương bạn sẽ bị lôi cuốn bởi cách viết của tác giả; đặc biệt, bạn sẽ được khám phá và tìm thấy nhiều điều mới mẻ mà bạn chưa từng đọc được trước đó về giai đoạn lịch sử này của đất nước Việt Nam.”


PGS TS Nguyễn Thừa Hỷ, người hiệu đính cho cuốn sách nhận xét: “Toàn quyền Paul Doumer là một con người phức hợp nghịch lý, từng gây nhiều tranh cãi. Nhiều người khen ông là một quan chức cai trị tài năng, có tầm nhìn chiến lược xa rộng với ý chí quyết đoán, một con  người tự lập tự tin trong hành động, một tấm gương chính trực, liêm khiết. Nhưng cũng có không ít ý kiến chê ông là một nhà chính trị kiêu căng, đầy tham vọng và thủ đoạn, độc đoán chuyên chế với những biện pháp bóc lột tận thu tàn nhẫn đối với người dân xứ thuộc địa. Lịch sử vốn là một ngôi nhà có nhiều cửa sổ. Đứng từ bên ngoài, tùy từng góc nhìn khác nhau, người ta có thể chứng kiến những mảng sáng tối khác nhau và đưa ra những nhận định tương phản khác nhau, điều đó là chuyện bình thường. Sự thẩm định của thực tiễn qua một khoảng thời gian lịch sử đủ độ lùi xa có thể sẽ đưa lại những đánh giá tương đối công bằng thỏa đáng hơn, tuy chắc chắn rằng chẳng bao giờ sẽ đạt được những phán quyết, kết luận cuối cùng.


Tuy nhiên, có một điều gần như được đồng thuận nhất trí trong những những ý kiến đối lập khác nhau, đó là việc mọi người đều coi Paul Doumer là một gương mặt lịch sử có tầm vóc lớn, một hiện tượng lịch sử để lại nhiều dấu ấn sâu đậm đối với Việt Nam cũng như nước Pháp thời cận đại. Những chuyển biến về kinh tế-xã hội và phát triển đô thị ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cần được coi như những tiến hóa mang tính bước ngoặt của lịch sử dân tộc, trong đó có vai trò và sự đóng góp lớn của Paul Doumer. Một nhân cách độc lập, cấp tiến, bênh vực sự công bằng xã hội, một kẻ thù không khoan nhượng đối với tệ giáo điều, nạn tham nhũng và sự lười biếng trì trệ cũng có thể là một tấm gương đáng suy ngẫm đối với xã hội Việt Nam đương đại. Thêm vào là một mẫu hình ứng xử kết hợp nhuần nhuyễn giữa vốn kiến thức uyên bác và vốn kinh nghiệm phong phú, một tài năng trong tư duy lô gích vững chắc và phong cách biểu đạt dung dị sinh động trong nói và viết phải chăngcũng là những kỹ năng sống đáng học tập.


Lịch sử vốn là bức thông điệp đa nghĩa mà quá khứ luôn luôn nhắn gửi cho hiện tại. Tìm hiểu, suy ngẫm về bức tranh toàn cảnh của xã hội Việt Nam cách đây hơn một thế kỷ, những con người có vai trò ảnh hưởng tới xã hội ấy, trong đó có những hồi ức của Toàn quyền Paul Doumer, chắc chắn là những điều bổ ích và sẽ không bao giờ thừa."

Tọa đàm diễn ra :Thứ Tư ngày 6/04/2016 lúc 18h


Địa điểm: Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp 24 Tràng Tiền, Hà Nội

Trong buổi Tọa đàm, PGS. TS. Dương Văn Quảng sẽ chia sẻ với độc giả sâu hơn về nội dung và giá trị của cuốn sách, nhà văn Nguyễn Trương Quý sẽ chia sẻ nhận định của mình về cuốn sách dưới góc nhìn của một nhà văn chuyên viết tùy bút, khảo cứu về Hà Nội. Bên cạnh đó, những chia sẻ của ông Nguyễn Cảnh Bình về cuốn sách, về Paul Doumer từ góc nhìn chính trị, kỹ trị cũng sẽ là những chia sẻ hấp dẫn với độc giả quan tâm đến chương trình. 

TIN MÔI TRƯỜNG (tinmoitruong@tinmoitruong.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tọa đàm Xứ Đông Dương – Hồi ký của Paul Doumer

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI