Hỏi và đáp
Các biện pháp hạn chế tác hại của El Nino?
(16:11:08 PM 24/12/2016)Hỏi: Gần đây nhiều người "ném đá" trên mạng xã hội đối với người chơi tại chương trình "Ai là triệu phú" đã tưởng El Nino là tên một loại sữa (!). Vậy thực chất El Nino là gì và có những cách gì để hạn chế tác hại của Elnino? Bạn Trương Quang Đạt (huyện Giồng Trôm, Bến Tre)
Ảnh minh hoạ: IE
GS.NGND NGUYỄN LÂN DŨNG trả lời: Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì El Niño trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "Đứa trẻ", có ý nói đến Chúa Giêsu Hài đồng. Cứ trung bình 3-10 năm ngư dân vùng biển tại Peru phát hiện ra nước biển ấm dần lên vào mùa đông, khoảng vài tuần trước Lễ Giáng Sinh. Đây chính là một nghịch lý, nhưng nó vẫn tồn tại có chu kì và kéo theo hiện tượng hơi nước ở biển bốc lên nhiều hơn, tạo ra những cơn mưa như thác đổ. Và ngư dân đã gọi hiện tượng này là El Niño để đánh dấu thời điểm xuất phát của nó là gần Giáng Sinh.
Trong khí tượng học, đôi khi người ta còn gọi hiện tượng El Niño là Dao động phương Nam (El Niño - Southern Oscillation). Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng hiện tượng El Niño có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và thuật ngữ El Niño dùng để chỉ hiện tượng nước biển nóng lên. Mưa bão, lụt lội, đó là các hiện tượng dễ thấy nhất của El Niño. El Niño không phải là hiện tượng do con người tạo ra, mà chính là thiên nhiên.
Vì sao lại xuất hiện dòng nước ấm đột ngột ở phía đông Thái Bình Dương để khởi đầu hiện tượng El Niño? Một trong những nguyên nhân lớn gây ra hiện tượng El Niño là sự thay đổi hướng gió, tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp hoàn toàn thống nhất. Những nguyên nhân khác bao gồm sự thay đổi áp suất không khí, trái đất nóng dần lên, hay cả các cơn động đất dưới đáy biển.
Các nhà khoa học đã đề ra ba giải pháp đối phó với hiện tượng này: Khai thác tất cả tiềm lực văn minh nhân loại để dự báo thời điểm chính xác xuất hiện, dự báo đường đi và sức công phá. Không làm các công việc tiếp tay cho El Niño như phá rừng, thải khí cacbonic vào không khí, vì El Niño càng mạnh mẽ hơn nếu mặt đất thiếu cây xanh hay để xảy ra hiện tượng nhà kính. Chuẩn bị những điều kiện tối thiểu để sống chung với El Niño, ví dụ như xây nhà phao tránh lũ (đối với vùng lũ lụt) hay dự trữ nước (đối với vùng khô hạn)...
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
-
Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ trước hay sau ngày 01/7/2024 có lợi hơn?
-
Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai?
-
Làm sao để được mua nhà ở xã hội?
-
Cha mẹ tôi di chúc miệng để lại nhà làm nơi thờ tự, vậy có hiệu lực không?
-
Di chúc đất để làm từ đường, cấm con cháu bán được không?
-
Rừng trồng do hộ cá nhân tự đầu tư thì Nhà nước có sở hữu không?
-
Rao bán chim săn mồi trên Facebook có vi phạm pháp luật?
-
Sử dụng khẩu trang thế nào để không tạo ra gánh nặng cho môi trường?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Diễn đàn về quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang
(Tin Môi Trường) - Chiều 5/12/2024, tại thành phố Rạch Giá, Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang phối hợp với Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang”.

Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 26/11/2024, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tổ chức công bố kết quả và trao giải cuộc thi viết về Cây di sản Việt Nam năm 2024 cho các cá nhân và tập thể thuộc 25 tác phẩm đoạt giải thưởng Cuộc thi.
.jpg)