»

Thứ tư, 30/10/2024, 02:26:36 AM (GMT+7)

Thêm nỗ lực bảo tồn voi, hạn chế xung đột Voi - Người

(14:27:09 PM 16/04/2022)
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn khổ Dự án “Bảo vệ voi châu Á tại Đồng Nai thông qua các giải pháp giảm thiểu và ngăn chặn xung đột voi người một cách bền vững”, hôm nay tại Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai (CCKL), Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam và Tổ chức Humane Society International tại Việt Nam (Tổ chức HSI) đã tiến hành bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai các thiết bị thúc đẩy và phục vụ Chương trình giám sát voi và vùng sinh cảnh đã và đang được triển khai tại Đồng Nai từ năm 2020. Nhóm thiết bị chuyên dụng này gồm 10 máy ảnh và 60 bẫy ảnh và một số thiết bị khác.

 Thêm[-]nỗ[-]lực[-]bảo[-]tồn[-]voi,[-]hạn[-]chế[-]xung[-]đột[-]Voi[-]-[-]Người

Lễ bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai các thiết bị thúc đẩy và phục vụ Chương trình giám sát voi và vùng sinh cảnh đã và đang được triển khai tại Đồng Nai 

 
Cũng tại sự kiện này, các bên đã ký một Thoả thuận hợp tác nghiên cứu sinh thái học và xã hội học của  loài voi với Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu tại tỉnh Đồng Nai nhằm đảm bảo tính liên tục và bền vững của Chương trình giám sát. 
 
Chương trình giám sát voi và vùng sinh cảnh nhằm hiểu về voi và vùng sống của chúng là một trong những giải pháp căn bản để bảo tồn loài voi và giảm thiểu xung đột voi người. Các trường dữ liệu về đặc điểm, tập tính, hành vi của voi và các vụ xung đột voi người, … sẽ được ghi nhận và cập nhật thường xuyên. Dữ liệu này sẽ được phân tích để tìm ra cấu trúc xã hội của đàn, mức độ xung đột voi người, dự báo tác động để điều chỉnh các giải pháp mang tính khả thi cho từng khu vực. Để chương trình thành công, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý, lực lượng thực thi, cơ quan nghiên cứu khoa học và cộng đồng chuyên gia từ tổ chức phi chính phủ cũng là yếu tố quan trọng. 
 
“Voi ở Việt Nam đã suy giảm nghiêm trọng trong vòng 4 thập kỷ qua. Tuy nhiên, sau rất nhiều nỗ lực, quần thể voi tại Đồng Nai đã có những bằng chứng cho thấy tín hiệu đáng mừng. Mới đây, Chính phủ đã cho phép gia hạn thực hiện Đề án Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam đến năm 2025 , điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh Đồng Nai tiếp tục các giải pháp bảo tồn đã và đang được thực hiện. Việc hợp tác dựa trên điểm mạnh của mỗi bên để giám sát các đàn voi nhằm đưa ra các giải pháp quản lý phù hợp đã thể hiện rõ cam kết của tất cả các bên trong nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững quần thể voi hoang dã tại Việt Nam” Ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết. 
 
Ông Lê Việt Dũng, Phó Chi cục trưởng CCKL tỉnh Đồng Nai nhận định: “Các thiết bị này sẽ là công cụ hữu ích cho việc xác định xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin cho từng cá thể voi. Việc định danh đến từng cá thể giúp chúng ta hiểu biết về cấu trúc xã hội của đàn, thể trạng và đặc điểm hình thái của từng cá thể, ý tưởng về việc di chuyển của chúng và cách voi sử dụng sinh cảnh sống như thế nào, phản ứng của chúng với con người ra sao… Những thông tin này rất quan trọng đối với quá trình ngăn chặn và giảm thiểu xung đột nhằm hướng tới mục tiêu chung sống hài hòa giữa người và voi”
 
Hoạt động giám sát voi và quần thể voi nằm trong khuôn khổ dự án được Tổ chức HSI tài trợ và là một trong các sáng kiến ưu tiên mà Tổ chức HSI thực hiện tại Việt Nam nhằm quản lý việc xung đột voi người theo hướng nhân đạo để thúc đẩy việc chung sống hài hoà giữa động vật hoang dã và con người. 
 
“Được biết về kế hoạch hợp tác nghiên cứu sinh thái học và xã hội học của voi và các mục tiêu hướng tới của dự án, Trường đã không ngần ngại bày tỏ quan điểm sẵn sàng hợp tác. Được đồng hành cùng với các bên liên quan để thực hiện Chương trình giám sát voi và vùng sinh cảnh là cơ hội để tiếp cận và chuyển giao cho khối nghiên cứu. Việc hỗ trợ thiết bị để thực hiện hoạt động giám sát và phân tích dữ liệu sẽ đưa ra lời giải hiệu quả trong nỗ lực ngăn chặn việc suy giảm đa dạng sinh học và tuyệt chủng của các loài nguy cấp và quý hiếm” TS Nguyễn Sĩ Hà, Phó Giám đốc phụ trách phân hiệu  Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai chia sẻ. 
 
Bà Thẩm Hồng Phượng, Giám đốc quốc gia của HSI tại Việt Nam nhấn mạnh “Xung đột voi người diễn ra trong nhiều năm khiến cộng đồng người dân xung quanh không chỉ là mất mùa màng hoa màu mà còn lo lắng hoảng sợ. Tuy nhiên, quần thể voi suy giảm tại Việt Nam trong hai thập niên gần đây cùng với sự biến mất của nhiều loài như tê giác java và hổ khiến cho những người làm bảo tồn như chúng tôi chịu nhiều áp lực. Các giải pháp bảo tồn nội vi, ngoại vi thực sự có phù hợp để ngăn việc voi đứng trước bờ vực tuyệt chủng không? Chúng tôi hy vọng việc nghiên cứu giám sát này sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu căn nguyên gốc rễ của vấn đề và các kết quả thu được sẽ là ’tiếng nói‘ phản ánh nhu cầu từ phía động vật – một bên liên quan mà chúng ta ít khi tham vấn khi xây dựng kế hoạch bảo tồn chúng. Chúng tôi tin chắc rằng việc bảo tồn và tăng đàn voi hoang dã một cách tự nhiên tại Đồng Nai sẽ là một nguồn cảm hứng lớn lao cho những người làm bảo tồn trên cả nước”.
Phạm Thị Thu Phương - HSI in Viet Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thêm nỗ lực bảo tồn voi, hạn chế xung đột Voi - Người

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

VACNE 30 năm
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý

(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI