»

Thứ năm, 21/11/2024, 20:55:40 PM (GMT+7)

Hơn 45 năm canh giữ vườn chim

(12:04:53 PM 06/07/2012)
(Tin Môi Trường) - Hằng ngày vợ chồng, con cái chủ vườn dù có bận công việc thế nào vẫn thay nhau túc trực để bảo vệ vườn chim của mình tránh sự truy sát của thợ săn bắn. Hơn 45 năm chăm sóc chu đáo nên vườn chim của gia đình vẫn luôn rộn vang tiếng hót.

 

Anh[-]Ngân[-]bên[-]vườn[-]chim[-]của[-]mình[-]trông[-]giữ[-]hơn[-]45[-]năm[-]qua.
Anh Ngân bên vườn chim của mình trông giữ hơn 45 năm qua.
 
Đó là vườn chim của gia đình Vũ Văn Ngân (SN 1975, ở huyện Yên Thành, Nghệ An). Hơn 45 năm nay, nối gót bố, anh Ngân dày công bảo vệ vườn chim tự nhiên và được mọi người gần xa biết đến như một món quà quý từ thiên nhiên. 
 
Vùng đất hoang vu ngày ấy...
 
Khu vườn của gia đình anh Vũ Văn Ngân có diện tích rộng khoảng 1ha, được trồng nhiều loại cây như tre nứa, cây lâm nghiệp và các loại cây ăn quả. Anh Ngân cho biết vào năm 1960 gia đình anh lên đất Yên Thành ở theo chủ trương di dân xây dựng vùng kinh tế mới. Thời điểm đó vùng đất này đồi núi hoang vu, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sinh sống còn rất ít. Sau một thời gian khai hoang phục hóa, nhiều loại cây được trồng lên xanh tốt, bởi thế môi trường thiên nhiên ở đây được phục hồi.
 
Theo quan niệm của người dân địa phương “đất lành chim đậu” nên việc các loài chim đã về trú ngụ, xem đây là nơi an toàn để xây tổ uyên ương, sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều là một điềm vui. Đặc biệt từ tháng Ba đến tháng Tám hàng năm được xem là thời điểm nhộn nhịp nhất của các cá thể chim.
 
45[-]năm[-]trông[-]giữ[-]vườn[-]chim[-]cứ[-]đến[-]mùa[-]là[-]cò[-]lại[-]sinh[-]sôi[-]nảy[-]nở.
45 năm trông giữ vườn chim cứ đến mùa là cò lại sinh sôi nảy nở.

Cứ vào khoảng 18 giờ hàng ngày, cả khu vườn này rợp bóng chao lượn của hàng ngàn con chim như cò nâu, cò trắng, sáo sậu, chích chòe, chào mào, chim sẻ... quần tụ về đây để trú ẩn ban đêm, làm cho quần thể này rộn rã hơn bởi những tiếng chim ríu rít, tạo nên một thứ âm thanh náo nhiệt mà ít nơi nào có được.

Vào khoảng thời gian này, khu vườn cũng là “mái nhà xanh” để các chim làm tổ đẻ trứng. Nếu đứng ở một vị trí cao để quan sát khu vườn thì mới thấy rõ quy ước, sự phân chia gianh giới rõ ràng giữa các loài chim. Nếu cò trắng, cò nâu thường chọn các cây tre làm tổ thì chim cu gáy, chào mào, chim sẻ, chích chòe, chìa vôi... chọn những cây cao, có lá to để xây tổ ấm, đứng dưới những bóng cây xanh có thể nhìn thấy được những chú chim non mới chào đời, được chim bố và chim mẹ chăm sóc mớm mồi, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thơ sinh động, tràn đầy sức sống.
 
Những[-]chú[-]cò[-]lớn[-]lên[-]trong[-]sự[-]chăm[-]sóc[-]cẩn[-]thận[-]của[-]anh[-]Ngân.
Những chú cò lớn lên trong sự chăm sóc cẩn thận của anh Ngân.

Còn loài chim sáo sậu thường chọn những ngọn cây cao, hoặc những chỗ kín đáo để trú ngụ vào ban đêm, sáng sớm hôm sau lại từng đoàn vỗ cánh bay đi kiếm ăn. Đặc biệt những đêm hè trăng thanh, gió mát, vào thời điểm canh ba, cả vùng rộn đã rộn rã tiếng chim gọi nhau đi kiếm ăn trước lúc mặt trời mọc.

... và bây giờ

Bắt đầu vào thời điểm cuối tháng Tám (âm lịch) cho đến tháng Hai, tháng Ba năm sau, ngoài các loài chim nói trên còn có thêm nhiều loài chim khác như chèo bẻo, chim én, Vàng anh từ phương Bắc kéo nhau từng đàn về khu vườn này trú ẩn tránh rét.

Một điều thú vị nữa, Ngân cho biết: "Theo kinh nghiệm đúc rút từ hàng chục năm qua, nếu ban đêm nghe tiếng Cò kêu khác hơn so với bình thường, hoặc sáng mai ra vườn có nặng mùi phân chim thì những ngày tiếp theo thời tiết sẽ chuyển từ nắng sang mưa. Vì vậy, người dân có thể căn cứ chính xác để đoán được thời tiết trong sản xuất nông vụ".
Cứ[-]chiều[-]đến[-]hàng[-]ngàn[-]con[-]cò[-]về[-]vườn[-]anh[-]trú[-]ngụ.
Cứ chiều đến hàng ngàn con cò về vườn anh trú ngụ.

Để có được một vườn chim tự nhiên phong phú như ngày hôm nay là một quá trình vất vả đối với gia đình anh Vũ Văn Ngân. Ngoài làm 4 sào ruộng, gia đình anh còn phải thường xuyên có người ở nhà để canh chừng khu vườn, bởi thường xuyên có người lạ vào vườn dòm ngó, rình bắt và bẫy chim, có kẻ còn đưa cả súng hơi, súng thể thao vào đây để săn bắn. Loài chim mỗi khi bị phá tổ hoặc nghe tiếng súng sẽ tản đàn và không dám bay về cư trú. Có những lúc chim non bị rơi ra khỏi tổ thì cũng phải kịp thời nhặt lên để trả về nơi tổ ấm.

Mặt khác một công việc cũng hết sức vất vả mà vợ chồng anh âm thầm làm bấy lâu nay đó là hàng tuần phải làm vệ sinh khu vườn một lần, bởi chim về nhiều, lượng phân thải ra cũng rất lớn. Có dày công như vậy mới đảm bảo được công tác vệ sinh môi trường, tạo không khí trong lành để thu hút các loài chim về đây nhiều hơn.
Những[-]con[-]chim[-]sáo[-]đen[-]cũng[-]bay[-]về[-]trú[-]ngụ[-]ở[-]vườn[-]anh[-]Ngân.
Những con chim sáo đen cũng bay về trú ngụ ở vườn anh Ngân.

Với những gì đã có, mong muốn của gia đình anh Vũ Văn Ngân giờ đây nếu được sự quan tâm của chính quyền các cấp và những ngành liên quan. Có sự đầu tư thích đáng, anh sẽ quy hoạch xây dựng khu vườn này thành một trung tâm bảo tồn những loài chim quý hiếm và trở thành điểm đến của du khách thập phương có điều kiện chiêm ngưỡng, khám phá sự phong phú đa dạng của các loài chim thiên nhiên, và hơn thế là được thả mình trong những tiếng chim ríu rít sau những ngày làm việc và lao động căng thẳng.  

 
Thái Dương - Nguyễn Duy (Dân trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hơn 45 năm canh giữ vườn chim

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc

(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.

Tin Môi Trường
 Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt

(Tin Môi Trường) - Giáo sư Võ Tòng Xuân là một trong những nhà khoa học nông nghiệp vĩ đại không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Với hơn nửa thế kỷ cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, ông đã để lại dấu ấn sâu đậm qua những công trình nghiên cứu, những giải pháp thực tiễn mang tính đột phá, và đặc biệt là những đóng góp to lớn trong việc cải thiện cuộc sống bền vững của hàng triệu nông dân.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 29/09/2024, gần 200 tình nguyện viên đã tham dự sự kiện “Ngày hội Dọn rác Thế giới - World Cleanup Day 2024” tại tuyến đường Phạm Hùng (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI