Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
(19:24:15 PM 31/01/2022)(Tin Môi Trường) - Về miền Tây dịp Tết Nhâm Dần 2022, chúng tôi được chụp hình với cây còng 'cô đơn', thưởng thức trọn vẹn từng cơn gió biển ở huyện Ba Tri, Bến Tre.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long >> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
Cây còng "cô đơn" bất ngờ "hot" trên mạng xã hội - ảnh: CHỤP MÀN HÌNH
"Đường cong" quyến rũ
Nhiều bạn trẻ đến chụp hình, “check-in” cây còng “cô đơn” và đăng tải các bài viết về nơi đây, thu hút hàng ngàn lượt tương tác trên mạng xã hội.
Vào mùng 2 Tết Nhâm Dần 2022, chúng tôi có dịp khám phá cây còng “cô đơn” ở xã Phước Ngãi, Ba Tri, Bến Tre (gần Trường Tiểu học Phú Ngãi, Ba Tri). Đoạn đường vào nơi đây không khí rất mát mẻ, hai bên đường là cánh đồng lúa bạt ngàn và thơm phức.
Con đường đến cây còng thơm mùi ngọt ngào của cây lúa - ảnh: TẤN ĐẠT
Cây còng nằm lẻ loi trên một con kênh - ảnh: TẤN ĐẠT
Với dáng to cao, thân chắc chắn, cây còng nằm lẻ loi sát bờ kênh và phần rễ bám chặt vào đất liền, còn những nhánh cây uốn cong chìa ra đến bờ bên kia. Để chụp hình đẹp, các bạn trẻ phải leo lên cây. Với thế cây nằm nghiêng trên mặt nước, thành viên trong nhóm của chúng tôi không khỏi hồi hộp để có nhiều bức ảnh ưng ý.
Dáng to cao, thân chắc chắn - ảnh: CHUNG QUỐC THÀNH
Anh Chung Quốc Thành (quê tỉnh Tây Ninh) về Bến Tre để "check-in" với cây còng "cô đơn" - ảnh: NVCC
Chị Lưu Phan Ngọc Bích, 35 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Smart Gen, TP.HCM, cũng đến đây trong dịp tết 2022 để làm một bộ ảnh kỷ niệm. Chị Bích cho hay quê chị ở xã An Thủy, Ba Tri, biết đến cây còng nhờ các bạn đồng hương. Trong dịp tết này, ngoài việc về thăm gia đình, chị còn nhờ ông xã lấy xe vượt hơn 16 km để đến “check in” với cây còng.
Chị Bích có được nhiều bức ảnh đẹp bên cây còng "cô đơn"
Chị Bích tâm sự: “Tôi không rõ ai đã đặt tên là cây còng "cô đơn", có lẽ vì nó chỉ có một thân một mình đứng đấy mặc mưa mặc nắng, quanh năm nhìn dòng người tấp nập qua lại. Nhìn từ xa có vẻ mọi người sẽ thấy rằng cây rất cô đơn, nhưng tôi lại không nghĩ thế, mà là... hạnh phúc. Cây được nép bên đường "nhìn" người qua lại, từ bác nông dân lái máy cày cho đến những em nhỏ, cứ có người đến "check in" thì nơi đây lại rộn ràng hẳn lên".
Chị Bích còn có dịp ngắm hoàng hôn trên cây còng - ảnh: NVCC
Rồi chị Bích chia sẻ thêm: "Về hình dáng, cây được thiên nhiên ban tặng cho những “đường cong” thật quyến rũ. Cây nghiêng mình bên dòng kênh nhỏ, che bóng cho dòng nước hiền hoà mang nặng phù sa. Tôi không thể tự mình đi từ gốc cây ra ngoài vì sợ té xuống nước nên được chồng dẫn từng bước ra đến giữa thân cây. Cảm giác được thương yêu, hạnh phúc của cô gái có người yêu chăm sóc cũng được cây cảm nhận và chứng kiến”.
Trong khung cảnh thân thuộc, bình dị của miền Tây, cây còng "nép mình", cô đơn giữa một không gian rộng lớn - ảnh: NVCC
Người dân địa phương cho rằng cây còng này lớn tự nhiên, đến nay cũng hơn chục năm, không ai quản lý và mọi người có thể đến chụp hình miễn phí.
Anh Võ Tâm, một thợ chụp ảnh tự do 30 tuổi ở Bến Tre, cũng chọn cây còng để chụp hình cho khách trong dịp tết 2022. Anh Tâm cho hay: “Tôi rất thích cây này bởi dáng vẻ uốn cong bên dòng kênh giữa không gian làng quê thanh bình”.
Một góc chụp khác của anh Võ Tâm - ảnh: VÕ TÂM
Người trẻ có thể đến chụp hình thoải mái với cây còng không cần trả phí - ảnh: VÕ TÂM
TNO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.