Số phận của những con khỉ đằng sau các bức ảnh
(15:01:30 PM 23/05/2015)Bức ảnh chụp con khỉ tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray là một trong hơn 100 ảnh được anh Vỹ (33 tuổi, ở Đà Nẵng) giới thiệu qua Facebook để kêu gọi trả tự do cho loài động vật hoang dã.
Anh Vỹ gặp chú khỉ mặt đỏ này tại Vườn quốc gia Chư-Mom-Ray vào năm 2009. Con khỉ còn non tuổi bị dính bẫy độ một tuần, chi sau bị bẫy kẹp chặt, sưng lên, ruồi bu kín. Thấy người, con vật chỉ nhìn trơ trơ chứ không còn sức phản ứng nữa. Dù đã được giải thoát nhưng con khỉ khó lòng sống được vì thời tiết đang mưa và lạnh. Anh ngậm ngùi: "Nếu nó không qua khỏi, tôi mong nó được chết ở rừng".
Là người có thâm niên trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, anh Vỹ ý thức rõ về mức độ suy giảm đáng báo động của các loài động vật quý hiếm. 10 năm đi thực tế nghiên cứu ở Gia Lai, Kon Tum, Quảng Bình, Hà Tĩnh… anh chụp được 2.000 bức ảnh với 300 cá thể khỉ khác nhau.
Ăn ở giữa núi rừng nhiều hơn ở nhà, anh Trần Hữu Vỹ có tình yêu mãnh liệt với các loài khỉ. Ảnh: H.V.
Quyết định dùng số ảnh trên để kêu gọi bạn bè, người thân chung tay bảo vệ khỉ, anh Vỹ đã chọn 101 bức ảnh đặc sắc nhất để tập hợp thành chủ đề "Khi nào tôi được tự do?". Số ảnh này được anh lần lượt giới thiệu qua Facebook cá nhân từ tháng 9/2013. Mỗi khoảnh khắc trong bộ ảnh là một câu chuyện, một số phận riêng nhưng điểm chung nhất là phản ánh được nỗi đau bị "cầm tù" của loài khỉ.
Ngoài chú khỉ mặt đỏ sắp chết, anh vẫn nhớ một con khỉ đuôi lợn bị người dân xích cổ tại Kon Tum, hay hình ảnh chi trước của con khỉ mặt đỏ khác đang bị hoại tử vì dính bẫy nhiều ngày ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai).
Anh Vỹ cho hay khi đăng tải những bức ảnh đầu tiên, lượng người quan tâm còn ít. Từ ảnhthứ 15 trở đi, nhiều bạn bè đã bày tỏ suy nghĩ, chia sẻ tấm ảnh cho người khác. Một thành viên có nickname Giao Anh chia sẻ cảm xúc khi nhìn thấy diện mạo chú khỉ mặt đỏ bị mắc bẫy trong rừng Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum): "Đây là bức hình gây ấn tượng cho mình nhất. Nhìn như một đứa trẻ co ro và cô độc. Cái cảm giác sợ hãi và lạnh lẽo bao trùm không gian tối của bức ảnh. Tương lai của khỉ nhỏ như chính màn đêm đen bao bọc lấy nó".
Sau mỗi bức ảnh, anh Vỹ còn cung cấp thêm nhiều thông tin: tên khoa học, tên Latinh để giúp người bình thường có thể nhận dạng, phân biệt được 5 loài khỉ và một phân loài đang sinh sống ở Việt Nam. Anh cũng chia sẻ quy định pháp luật về bảo tồn khỉ, đặc điểm sinh học, sinh thái học, tập tính của khỉ để mọi người biết cách chăm sóc, sơ cứu ban đầu trong trường hợp khẩn cấp phải cứu hộ khỉ.
đằng sau các bức ảnh">
Con khỉ mặt đỏ này bị nhốt trong lồng sắt, đã 3 năm trôi qua kể từ ngày được chụp ảnh. Ảnh: T.H.V.
Bạn bè của anh Vỹ cũng bày tỏ sự phân vân về số phận của những con khỉ sau khi được giải cứu. Nick name Tran Anh Huong thắc mắc: "Sau khi bàn giao những con vật này, chúng sẽ được chuyển tới đâu và các bước để chúng về với tự nhiên như thế nào? Liệu đường về nhà có an toàn hơn hay sống trong ngục tù vậy thì may ra còn giữ được tính mạng".
Tác giả của những bức ảnh đề xuất các phương án tối ưu để bảo vệ khỉ, đồng thời cung cấp địa chỉ đường dây nóng của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) và một số đơn vị cứu hộ để giải cứu cho các chú khỉ vô tội.
Một chú khỉ bị thương ở chi trước. Ảnh: T.H.V.
Ngoài việc sử dụng Facebook, dự định tiếp theo của anh Vỹ là xây dựng thư viện ảnh khỉ với không gian mở, phục vụ nhiều người xem. Anh mong muốn tập hợp những người yêu khỉ để thành lập câu lạc bộ cùng nhau trao đổi, chia sẻ thông tin xoay quanh vấn đề bảo tồn loài linh trưởng này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- "Rốn lũ" Bình Định sau bão
- Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
- Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
- Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
- Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
- Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
- Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
- Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.