Hà Nội: Người dân khổ vì môi trường ô nhiễm
(09:28:48 AM 17/03/2015)
Cành cây khô nằm ngay trên lòng kênh La Khê gây cản trở dòng chảy.
Được biết, kênh chính La Khê do Công ty TNHH MTV Đầu tư - phát triển thủy lợi sông Nhuệ quản lý có chiều dài gần 7km, tính từ cửa sông Nhuệ (phường Vạn Phúc) chảy qua các phường Yết Kiêu, Quang Trung đến cống Yên Nghĩa, phường Yên Nghĩa (Hà Đông). Kênh này có nhiệm vụ tưới, tiêu nước cho các quận, huyện trong hệ thống sông Nhuệ và một số quận nội thành Hà Nội. Khoảng 6-7 năm gần đây, do người dân, các cơ quan, đơn vị sống hai bên bờ kênh đổ đất, rác, phế thải xây dựng và xả nước thải sinh hoạt ra kênh. Đặc biệt, nhiều hộ dân đã đổ đất san nền dựng nhà, lều tạm, đổ bê tông bờ kênh để kinh doanh dịch vụ, khiến nhiều đoạn kênh La Khê bị thu hẹp, ô nhiễm nghiêm trọng. Ông Nguyễn Thanh Toan, số nhà 100, đường Lý Tự Trọng cho biết: Từ ngày nguồn nước của kênh La Khê bị ô nhiễm, cuộc sống của chúng tôi rất khổ sở. Mùi hôi thối từ dòng kênh bốc lên hằng ngày làm đảo lộn sinh hoạt của người dân. Để hạn chế mùi hôi thối, nhiều gia đình sống dọc đường Lý Tự Trọng nói riêng và dọc tuyến kênh này nói chung phải ngày đêm đóng cửa im ỉm nhưng vẫn không tránh được. Đáng nói, cách đây 6-7 tháng, đơn vị quản lý tuyến kênh này đã tiến hành phát quang hai bên bờ sông. Những tưởng sau khi phát quang, dòng kênh sẽ được khơi thông thông thoáng, ô nhiễm môi trường theo đó giảm dần, thế nhưng ai ngờ chính đơn vị này lại để nguyên số cành cây đã chặt hạ tại bờ sông làm cản trở thêm dòng chảy, khiến môi trường còn ô nhiễm hơn…
Quan sát của phóng viên mới dọc tuyến kênh La Khê (đoạn từ đầu cầu Chùa Ngòi đến số nhà 107 đường Lý Tự Trọng) cho thấy, hai bên lòng kênh tồn tại rất nhiều cành cây khô nằm chềnh ềnh nối tiếp nhau, phía trên bờ kênh, nhiều gốc cây đã bị chặt hạ trơ ra. Một số đoạn, do cành cây bị rơi xuống lòng kênh, không được vớt lên kịp thời nên rác thải mắc vào, gây cản trở dòng chảy. Trước thực trạng nêu trên, người dân trong tổ dân phố đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đề nghị có biện pháp vệ sinh môi trường, khơi thông dòng chảy tại kênh La Khê… nhưng đến nay vẫn chưa được quan tâm
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
-
"Rốn lũ" Bình Định sau bão
-
Nợ lương ở các công ty công ích: Sở Tài nguyên - môi trường TP HCM nhận sai sót
-
Nhà ngập cả mét bùn, 13 người Thanh Hóa chết, mất tích sau lũ
-
Tình người trong cơn lũ dữ ở Thanh Hóa
-
Lũ khủng khiếp cuốn đứt chân đường dẫn lên cầu treo Chôm Lôm
-
Thảm họa vỡ đập thủy điện tại Lào
-
Những hình ảnh xúc động tại tâm lũ Yên Bái
-
Vượt lên số phận
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.
.jpg)