Sống xanh » Giao thông xanh
Xe hai nguồn động lực bảo vệ môi trường
(09:55:05 AM 22/07/2013)Một mẫu xe ô tô Hybrid mới- Ảnh minh họa IE
Đó là nguồn động lực truyền thống: Máy nổ hay thuật ngữ kỹ thuật còn gọi là động cơ đốt phía trong thân máy, gọi tắt là động cơ đốt trong (Để phân biệt với động cơ đốt ngoài tức là loại máy hơi nước dùng trên tàu hoả và tàu thuỷ trước đây. Hơi nước được sản ra bằng thiết bị nồi hơi đốt nhiên liệu phía ngoài nồi hơi cũng như ngoài thân động cơ).
Động cơ đốt trong trên ô tô sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau như xăng, dầu ga-doan (gasoil), khí sinh học (Methal gas), khi các-bon oxýt (CO), khí dầu mỏ hóa lỏng và cồn sinh học như ê-ta-nôn (Ethanol), mê-ta-nôn (Methanol);
Nguồn động lực thứ hai có thể cùng lắp trên ô tô là các bình tích điện, còn gọi là bình điện hoặc ắc-quy (Accu) hoặc pin nhiên liệu. Đây là nguồn năng lượng điện dùng để kéo chạy một chiếc động cơ điện. Chiếc động cơ điện này lại kéo các bánh xe của ô tô để xe chạy.
Như vậy là trên một chiếc xe, người ta có thể sử dụng không đồng thời hoặc đồng thời hai nguồn động lực này. Điều đó nhằm cải thiện sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt đối với các thành phố đông dân cư, do khí độc chứa trong khí thải của động cơ đốt trong thải ra khi động cơ hoạt động.
Và thế là khi xe chạy trong thành phố, người ta chỉ sử dụng nguồn động lực là điện chứa trong bình ắc-quy hoặc do pin nhin liệu cung cấp để chạy động cơ điện. Khi động cơ điện kéo xe chạy, nó không hề thải ra bất kỳ một loại khí độc nào. Nó lại rất êm, không gây ô nhiễm tiếng ồn. Như vậy nó biến thành chiếc xe chạy bằng điện, nói tắt là xe điện.
Nhưng lượng điện chứa trong bình thì có hạn nên cho đến nay, quãng đường xe điện kiểu này có thể chạy được thì không dài và sau mỗi lần xe hết điện, phải mất thời giờ nạp điện. Trong thời gian nạp điện, xe phải ngừng hoạt động. Hiện nay đã có loại pin nhiên liệu, trực tiếp biến nhiên liệu thành điện năng để kéo động cơ điện chạy.
Khi chiếc xe này thoát khỏi thành phố mà chạy ra ngoại ô, đi các tỉnh khác, để tiết kiệm nguồn điện lúc này xe lại dùng nguồn động lực từ động cơ đốt trong để kéo. Do không gian hoạt động của xe lúc này thoáng đãng nên việc xe gây ra ô nhiễm tiếng ồn và khí xả là không đáng để lưu tâm.
Ở ngoài thành phố, khi loại xe hai nguồn động lực này hoạt động ở tốc độ cao, thậm chí, một phần công suất của động cơ đốt trong còn được dùng để kéo máy phát điện, nạp bổ sung cho nguồn động lực điện là các bình điện (ắc- quy) đang được tách khỏi việc kéo xe.
Vì vậy, thế giới hiện nay đang nghiên cứu sản xuất đại trà loại xe dạng hai nguồn động lực này để hạn chế ô nhiễm không khí do xe cơ giới đường bộ dùng nhiên liệu truyền thống gây ra. Chính ô tô là đối tượng chính gây ô nhiễm cho bầu không khí mà con người trên toàn cầu hiện nay đang phải chung sống hàng ngày.
Có người nào đó khởi đầu giới thiệu loại xe này ở nước ta và gọi loại xe này là “xe lai” do dịch nguyên nghĩa đen của từ Hybrid. Nhưng xét về bản chất vật lý trong trường hợp này thì chả có yếu tố nào là “LAI” giữa hai nguồn động lực được sử dụng tách biệt, hoặc đồng thời. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào xe cũng đồng thời phối hợp cả hai nguồn động lực nêu trên dùng để kéo chiếc xe chạy nên không có chuyện cái gì lai cái gì ở đây cả.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
- Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
- Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026
- Sài Gòn sẽ có 12 tuyến đường không rác
- Chặt hạ 100.000 cây xanh dọc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Đạp xe- Câu chuyện về lô trình xanh của Đan Mạch
- Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.