Sống xanh » Giao thông xanh
Taxi ở Sài Gòn đã “ăn cắp” tiền khách như thế nào?
(15:31:11 PM 20/08/2012)Có dịp tiếp cận cánh lái xe taxi ở Sài Gòn, chúng tôi được tiết lộ nhiều mánh lới, chiêu thức moi tiền của khách “có hệ thống”.
Đồng hồ tính cước – “Cần câu cơm” taxi
Nói đến việc gian lận đồng hồ tính cước thì dường như mọi người ai cũng nghe, cũng biết. Tuy nhiên để phát hiện ra thì cần phải có kinh nghiệm vì cánh taxi thao tác và dùng những công nghệ rất tinh vi.
Theo chân một anh bạn là tài xế taxi lâu năm trong nghề, chúng tôi có mặt tại khu vực An Dương Vương (Q.5, TP HCM). Một thanh niên khoảng 35 tuổi giọng miền
Chỉ bằng thao tác bấm bấm bằng ngón tay các nút trên bề mặt đồng hồ, dòng chữ số chớp nháy liên tục người thợ này tháo rời lấy một vỉ vi mạch điện tử (hay còn gọi bo mạch) của chiếc đồng hồ ra mang vào bên trong nhà, gắn thêm một con chíp điện tử - gây nhảy số vào bo mạch rồi hàn lại.
Chưa đến 15 phút, chiếc đồng hồ tính cước taxi được mang ra chiếc taxi gắn lại chỗ cũ, anh bạn taxi móc tiền đưa ra 350.000 đồng (tiền công 100.000 đồng, con chíp giá 250.000 đồng).
Theo giới taxi, hầu như các hãng kể cả các công ty lớn đều sử dụng đồng hồ tính cước có nguồn gốc từ Trung Quốc bởi linh kiện thay thế dễ dàng, giá thành thấp (khoảng trên 1 triệu đồng/cái). Mặc dù đồng hồ đã được kiểm định, bấm niêm phong kẹp chì nhưng vẫn phải chào thua những tài xế cao thủ có tay nghề.
Tuy nhiên, việc tác động đến đồng hồ tính cước khi bị cơ quan chức năng phát hiện sẽ chịu mức xử phạt nặng nên nhiều hãng taxi lớn thường quản lý chặt chẽ vấn đề này, mục đích bảo vệ quyền lợi khách hàng cũng đồng nghĩa bảo vệ quyền lợi, uy tín công ty. Nên trường hợp gian lận đồng hồ tính cước đa phần rơi vào hãng taxi nhỏ, taxi “mù”.
Cần nói thêm, việc tác động đến đồng hồ tính cước, còn có các thủ thuật khác như mỗi lần bấm còi (kèn) khiến đồng hồ tính tiền nhảy nhanh hơn. Đó là do hệ thống đèn còi kết nối với đồng hồ tính tiền thông qua con chíp gắn thêm. Bằng cách này tài xế bấm còi mỗi lần cũng giống như tạo xung điện, tần số tác động đến hệ thống tính toán của đồng hồ, khiến đồng hồ nhảy số nhanh hơn so với bình thường.
Hay như cách gắn một “nút áo” ở cần số, từ đây kết nối vào sợi dây điện chạy đến đồng hồ tính cước. Một thiết kế khá tinh vi, khi tài xế bấm nhẹ vào nút ngay cần số trong lúc gài số, nhất là vào thời điểm tăng hoặc giảm tốc, thì hành khách dù tình mắt tới đâu cũng khó phát hiện.
Thích chạy lòng vòng
Chiêu thức khác được áp dụng hầu như tuyệt đối trong giới taxi tại Sài Gòn là đưa rước khách chạy lòng vòng. Với chiêu này, khách hàng phát hiện chỉ đường đi thì tài xế nại đủ thứ lý do như “đường này nhiều đèn đỏ”, “né công an”, “tránh kẹt xe”…
Bà Phạm Thị Tốn (SN 1945, ngụ Bình Tân) trong một lần đón xe đi từ sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) về chợ Tân Bình, bị tài xế “quần” cho một trận nhớ đời vì xe chạy lòng vòng khu vực chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh).
Qúa bực mình, bà la lên đòi xuống xe giữa chừng, tài xế cũng không vừa, chỉ tay vào đồng hồ tính cước yêu cầu bà trả đủ rồi đi đâu thì đi. Ngậm bồ hòn, bà Tốn chẳng đặng đừng móc tiền 70.000 đồng đưa cho tài xế taxi.
Chưa hết, nhận tiền xong, tài xế taxi còn buông câu chửi đổng “bà già mất nết” rồi phóng xe lao đi. Bà Tốn đứng nhìn bất lực theo hướng xe chạy mà lòng giận run lên.
Vấn nạn chạy lòng vòng thường được các tài xế taxi nhắm nhiều vào những khách từ nơi khác đến thành phố như khách Tây, dân tỉnh hoặc những người không rành đường phố, hay người biết đường nhưng không để ý nhiều trong quá trình đi đường... Tận dụng điều này, các xe taxi thường đậu dừng tại các bến xe, nhà ga, bến cảng, sân bay để chèo kéo khách rồi đưa vào ma trận để “cắt cổ”.
Việc sang xe, được các taxi đóng quân khu vực sân bay Tân Sơn Nhất áp dụng triệt để.
Khách hàng vừa xuống máy bay đi ra cổng chờ đợi, tài xế tai xi chạy đến vồn vã với đủ thứ chiêu ngọt ngào dành cho khách. Nghe lọt tai, khách hàng đồng ý lên xe theo thỏa thuận miệng (không tính tiền bằng đồng hồ mà bằng ước lượng quãng đường mà trả tiền - PV).
Xe vừa ra đường Trường Sơn (Q, Tân Bình) một đoạn thì tài xế nại lý do khách đi tuyến đường không phù hợp với xe mình lưu thông nên “bắn tin” báo cho khách biết, đồng thời gọi điện thoại kêu xe khác đến rước khách. Không còn cách lựa chọn nào khác nên khách hàng bấm bụng làm theo ý muốn tài xế taxi.
"Một chiếc xe “mù” được điều tới, không rõ thương hiệu thuộc hãng nào nên khi tôi để quên túi xách trong đó có máy laptop, tiền bạc cùng một số giấy tờ tùy thân trên xe không có cơ hội gặp lại chúng" – anh Trần Thanh Mẫn (SN 1970, ngụ Q.10) bức xúc kể lại.
Đủ thủ đoạn
Thậm chí, nhiều tài xế taxi còn dở trò moi tiền của bệnh nhân cấp cứu khi cố tình đi chậm lại để đòi tiền bo.
Những trường hợp khách có việc gấp yêu cầu tài xế chạy nhanh thì tài xế đưa ra lý do chạy nhanh sợ cảnh sát giao thông thổi phạt, nếu khách đồng ý nộp phạt họ sẽ phóng bạt mạng.
Trường hợp bị cảnh sát bắt, nhiều khi xin được bằng đủ lý do cánh tài xế vẫn vờ lấy bóp (ví) giở ra, than thở, nài khách lấy cho được tiền phạt một cách trắng trợn, mặc dù bản thân không đóng phạt đồng nào.
Ngoài việc tìm cách moi tiền khách bỏ túi riêng cho mình, các tài xế taxi còn dùng chiêu cạnh tranh không lành mạnh trong nghề, đó là nghe lén sóng bộ đàm của hãng khác.
Thông thường mỗi hãng taxi đều trang bị máy bộ đàm cho tài xế, mỗi hãng taxi đều có tần số phát sóng cho riêng mình. Khi khách hàng có nhu cầu đi xe thì gọi đến số điện thoại của hãng, nói rõ địa điểm mình đang đứng, nhân viên trực điện thoại sẽ thông báo lên hệ thống bộ đàm. Lúc này tài xế taxi ở khu vực nào gần nhất sẽ chạy đến rước khách.
Việc trộm sóng bộ đàm, nghe lén thông tin từ hãng khác là điều tối kị nhưng cũng vì lý do “tồn tại hay không tồn tại” mà không ít tài xế taxi sử dụng thủ thuật này.
Giá cho một lần điều chỉnh bộ đàm nghe được sóng của hãng khác được đưa ra từ 1,5 – 2 triệu đồng. Khi nhận được thông tin, tài xế có thể chạy xe đến trước lúc xe của hãng khác có mặt, rồi tùy cơ ứng biến mà đưa rước khách.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
- Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
- Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026
- Sài Gòn sẽ có 12 tuyến đường không rác
- Chặt hạ 100.000 cây xanh dọc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Đạp xe- Câu chuyện về lô trình xanh của Đan Mạch
- Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.