Giao lưu trực tuyến
Bức xúc với hành động có tiền đi du lịch châu Âu mà còn ăn cắp!
(15:25:38 PM 25/07/2015)
Vấn nạn ở khắp mọi nơi
Sau khi thông tin hai du khách Việt bị bắt vì trộm cắp ở Thụy Sỹ, rất nhiều độc giả đã gửi phản hồi phản ánh thói “tắt mắt” của một số người Việt khi đi du lịch nước ngoài.
Một hướng dẫn viên du lịch cho biết, nạn ăn cắp vặt của người Việt khi đi du lịch nước ngoài không phải bây giờ mới có. Nó đã trở thành vấn nạn, nhưng các công ty du lịch thường ngại công bố những thông tin này, báo chí không viết nên không ai biết.
“Tôi cũng đã từng vướng một vụ, cũng khách giàu, cũng đi du lịch châu Âu mà lại đi thó mấy chai dầu gội đầu chả đáng giá là bao. Đã thành thói quen rồi, nhìn thấy của là lòng tham nổi lên. Bởi vậy người Việt mình khi đi du lịch xin visa rất khó, còn khi nhập cảnh vào nước họ nhân viên hải quan hay soi kỹ và coi thường mình”, vị này chia sẻ.
Một độc giả khác tên Mai cũng chia sẻ rằng, vì “con sâu làm rầu nồi canh” nên người Việt đi du lịch bị nước sở tại rất cảnh giác và coi thường. Nhưng đáng buồn là dù có cảnh báo thì nạn ăn cắp vẫn diễn ra.
“Gần đây mình đi Thái, vào một shop thời trang ở Thái nghe được giọng loa phát thanh nói tiếng Việt, thầm thấy ấm lòng nghĩ chắc người Thái ưu ái cho khách du lịch Việt. Nhưng ôi không, nội dung thông báo là nạn móc túi, trộm cắp của người Việt. Họ còn đặt các biển báo cấm ăn cắp bằng tiếng Việt”, chị Mai chia sẻ.
“Không phải chỉ mỗi người Việt chính quốc đi du lịch mới ăn cắp đâu, xin thưa Việt kiều định cư lâu cũng ăn cắp nhen. Ăn cắp vặt lẻ tẻ thì nhiều bao la, nhưng ăn cắp có băng đảng cũng chẳng hiếm”, một độc giả khác tiếp lời.
Và ngay cả trong nước, những hình ảnh xấu xí của người Việt cũng hiện hữu khắp nơi. “Vào siêu thị ở khu trái cây hay là mấy bánh kẹo để rời bạn sẽ thấy rõ, có cái bảng "Xin vui lòng không dùng thử" mà "thượng đế" vẫn bóc lủm ăn, đã thế còn quăng vỏ trả lại nữa”, một độc giả kể.
Đề nghị bêu tên “người Việt xấu xí”
“Đã có tiền đi du lịch châu Âu mà còn ăn cắp”, độc giả Hoàng thốt lên. Theo anh Hoàng, ăn cắp đã trở thành thói quen khó bỏ, dù nhà giàu nhưng khi thấy của không thắng nổi lòng tham nên làm càn. Những trường hợp như vậy cần phải xử lý thật nghiêm để noi gương toàn dân.
“Nên lập trang facebook "Người Việt Nam xấu xí" chuyên post hình dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài hay sống trong nước mà ăn cắp, móc túi, xả rác, đái đường, chen lấn, khạc nhổ.... chộp cho vài cái ảnh đưa lên facebook cho cha mẹ, người yêu, bạn bè của họ chiêm ngưỡng”, độc giả này bày tỏ.
“Đồ cắp trị giá 300 euro, nhân cách rẻ mạt hen. Đề nghị công khai càng nhiều càng tốt, để làm gương cho mấy ba mấy má có thói quen đi ăn cắp. Nhà nghèo ăn cắp là một lẽ nhưng có điều kiện mà ăn cắp thì là gì, bệnh nan y à hay tâm thần hay chỉ là lòng tham không đáy?”, một độc giả khác đề xuất.
Độc giả Minh Anh thì cho rằng trẻ em trộm cắp vặt thì có thể tha thứ nhưng với người lớn, đã có nhận thức thì cần phải phạt thật nghiêm để làm gương. “Nếu cứ dung túng như vậy để những thế hệ sau học theo thì sau này dân Việt Nam đi đâu cũng sẽ mang tiếng trộm cắp, móc túi”, độc giả này bày tỏ.
Một số ý kiến khác lại cho rằng, vì hành động ăn cắp của họ chỉ là nhất thời, giá trị món đồ cũng không đáng là bao, nếu “bêu” họ lên truyền thông đại chúng cho toàn dân biết thì coi như cắt con đường sống của họ. Rồi hàng xóm, làng giềng dị nghị họ sẽ sống ra sao.
“Ăn cắp là rất xấu, nhưng nếu phạm tội lần đầu, biết ăn năn hối cải, thân nhân tốt, gia đình tốt thì thôi, bỏ qua đi. Mấy ngày qua sôi sục thế là cũng đủ rồi. Cho người ta cơ hội sửa chữa lỗi lầm”, một độc giả bày tỏ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức
- Giải cứu cây xanh
- Kênh đào Phù Nam - Techo ảnh hưởng đến ĐBSCL như thế nào?
- Nông dân miền Tây sống chung hạn mặn
- Dự báo, xả lũ và tính mạng con người
- Giàu nhanh từ đất, khó rồi đấy!
- Mùa lũ năm nay, ai sát cánh hỗ trợ miền Trung?
- Phong tỏa vô tội vạ
- Ghét thói háo danh, hơn thua, hằn học !
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?
(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"
(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.
- Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý
- Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh
- Ninh Thuận: Ban hành Kế hoạch tổ chức Tháng hành động vì môi trường
Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.
(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.