Sống xanh » Giao thông xanh
Siemens giới thiệu các giải pháp hạ tầng vận chuyển bền vững cho các thành phố đang tăng trưởng
(16:04:31 PM 19/09/2013)
Ảnh từ trái qua phải: Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI; Tiến sỹ Phạm Thái Lai, Tổng Giám đốc Siemens Việt Nam; Ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công thương; Ông Karl Falkenberg, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường của Uỷ ban châu Âu; Ông Gunnar Oom, Thứ trưởng Bộ Thương mại Thụy điển; Ông Janus Zaleski, Thứ trưởng Bộ Môi trường Ba Lan, và Ngài David Champion, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu thăm gian hàng Siemens
Đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Năm 2007, lần đầu tiên trong lịch sử loài người, hơn một nửa dân số thế giới sinh sống tại các khu vực đô thị. Xu thế này sẽ vẫn tiếp diễn và đến năm 2050, gần 70% dân số thế giới sẽ tập trung tại các thành phố.
Hiện nay, 34% dân số của Việt Nam đang sinh sống tại các đô thị. Uớc tính con số này sẽ tăng lên mức 45% vào năm 2020 và 60% vào năm 2030. Với tốc độ tăng trưởng đô thị hóa là 3,4%/năm, mỗi năm có hơn 1 triệu người Việt Nam chuyển đến sống ở thành phố.
Một mặt, dân số đang gia tăng tại các thành phố đặt ra các thách thức to lớn cho cơ sở hạ tầng đô thị như cung cấp nước, y tế, điện, nhà ở và đặc biệt là hệ thống vận chuyển đô thị. Mặt khác, các yếu tố môi trường như chất lượng không khí, chất lượng cuộc sống tại các thành phố cũng bị ảnh hưởng sâu sắc.
Tại GreenBiz 2013, Siemens giới thiệu các giải pháp xanh từ danh mục môi trường hàng đầu của mình trên các lĩnh vực Năng lượng, Y tế, Công nghiệp, Cơ sở Hạ tầng và Thành phố, đồng thời thể hiện năng lực xây dựng các thành phố có khả năng ứng phó với thiên tai và phát triển bền vững. Trong bài thuyết trình của mình, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Siemens Việt Nam Tiến sỹ Phạm Thái Lai tập trung giới thiệu các giải pháp cụ thể của Siemens cho các vấn đề về giao thông đô thị của Việt Nam, đặc biệt cho các thành phố với mật độ dân số cao và hay bị tắc nghẽn giao thông như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
“Dân số ngày càng tăng tại các thành phố đòi hỏi các giải pháp giao thông hữu hiệu nhằm vận chuyển con người từ điểm A tới điểm B một cách hiệu quả. Hệ thống vận chuyển cần được xây dựng, mở rộng và tối ưu hóa. Sự kết hợp của hệ thống giao thông vận chuyển công cộng như các tuyến tàu điện ngầm, xe buýt thân thiện với môi trường (bao gồm xe buýt điện và hybrid), và hệ thống quản lý giao thông thông minh là chìa khóa giải quyết tình trạng này. Và Siemens đã có sẵn câu trả lời: phương án Giao thông Toàn diện của chúng tôi có thể mang lại giải pháp hiệu quả thông qua việc kết nối các hệ thống giao thông vận chuyển khác nhau. Giao thông Toàn diện cũng là một cách hiệu quả và kinh tế để vận chuyển con người và hàng hóa an toàn đồng thời giảm thiểu tác hại tới môi trường. Bên cạnh đó, Hệ thống Quản lý Giao thông Thông minh của chúng tôi có thể giúp giảm đáng kể tình trạng tắc nghẽn giao thông tại các thành phố lớn trên thế giới và tại Việt Nam.” Tiến sỹ Lai chia sẻ.
GreenBiz 2013 là sự kiện nhằm giới thiệu những công nghệ xanh tốt nhất của châu Âu, từ đó tạo ra một nền tảng mang tính chất quốc gia cho sự phát triển bền vững. Kết hợp cả hội thảo và triển lãm, sự kiện quy tụ các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo và các chuyên gia nhằm giới thiệu các công nghệ, khám phá các cơ hội, và giải quyết những thách thức mà Việt Nam sẽ đối mặt trong tương lai gần cũng như trong dài hạn.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Siemens giới thiệu các giải pháp hạ tầng vận chuyển bền vững cho các thành phố đang tăng trưởng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
- Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
- Lấy 5,2 triệu m3 đất ở sân bay Long Thành làm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
- Sân bay Long Thành nguy cơ lùi thời gian hoàn thành tới cuối 2026
- Sài Gòn sẽ có 12 tuyến đường không rác
- Chặt hạ 100.000 cây xanh dọc cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
- Đạp xe- Câu chuyện về lô trình xanh của Đan Mạch
- Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới
- Đổ bao cát xuống sông Sài Gòn để bảo vệ vỏ hầm Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
(Tin Môi Trường) - Yêu nhanh, cưới vội, ly hôn sớm gần đây xuất hiện nhiều. Thuật ngữ "ly hôn xanh" được dùng để chỉ những trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống. Nhưng chưa cần tới 5 năm, rất nhiều cặp vợ chồng đã vội vã ly hôn chỉ sau một thời gian ngắn.
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.