»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:46:14 PM (GMT+7)

Top sự thật bất ngờ về sứa Tin ảnh

(09:23:40 AM 22/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Sứa không có não, xương và tim, xúc tu của sứa có thể dài đến hàng chục mét, loài sứa nhỏ nhất cũng là loài có nọc độc mạnh nhất…

Loài sứa đã phát triển cách đây hơn 500 triệu năm, có thể là một trong những loài lâu đời nhất trên Trái đất.

Các phân loài khác nhau của sứa có thể được tìm thấy ở tất cả các đại dương trên thế giới. Sứa thích nghi với tất cả các loại nước từ vùng nước nông ấm áp đến đáy biển sâu . 

Không phải tất cả các loài sứa đều chích (cắn). Hồ sứa ở Palau có hàng triệu con sứa vàng không độc hại. 

Những loài sứa chích (cắn) sử dụng các tế bào châm chích rất nhỏ, có chất độc gọi là nematocysts (tế bào châm). Một số loài sứa có hàng triệu nematocysts trong xúc tu của nó. 

Nọc độc sứa hộp nguy hiểm nhất thế giới. Độc tố của nó tấn công vào tim, hệ thần kinh và các tế bào da. Nọc độc sứa hộp gây đau đớn, con người có thể bị sốc, bị chết đuối hoặc chết vì suy tim sau khi bị cắn.

Sứa không có não, xương và tim. Sứa có họ hàng với hải quỳ và san hô, được coi là loài động vật không xương sống. 

 

Sứa bờm sư tử là loài lớn nhất trong các loài sứa trên thế giới. Đường kính của loài này có thể lên tới 2.4m. Con sứa bờm sư tử lớn nhất được ghi nhận có xúc tu vươn dài đến 36.5m. 

 

Đây là loài sứa nhỏ nhất thế giới, cũng là loài có nọc độc mạnh, nguy hiểm nhất. Nọc độc vết cắn của sứa Irukandji có thể mạnh gấp 100 lần nọc độc của một con rắn hổ mang và gấp 1.000 lần nọc độc của nhện đen. 

Sứa hộp có 24 con mắt, nhóm lại thành sáu cụm trên vòm đầu của nó. 

Có một loại sứa "bất tử", mà tuổi của nó được tính ngược. Loài này có khả năng quay ngược vòng đời của chúng từ thời kỳ trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và từ đó lại tiếp tục phát triển. 

Lưu Thoa (theo HP)
Từ khóa liên quan: sự thật, bất ngờ, sứa
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Top sự thật bất ngờ về sứa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI