Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
(06:38:42 AM 08/06/2023)(Tin Môi Trường) - Bất chấp các nỗ lực của thế giới nhằm giảm khí thải carbon và ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu, các nhà khoa học cho biết băng ở Bắc Băng Dương sẽ sớm biến mất vào mùa Hè, có thể vào mùa Hè năm 2030, sớm hơn một thập niên so với dự báo trước đây.
>> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn >> Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? >> Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi >> Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
Ảnh minh họa: IE
Hằng năm vào mùa Đông, biển ở Bắc Cực này đóng băng. Đến khoảng tháng 3, băng bao phủ gần như toàn bộ đại dương này với diện tích trên 15,5 triệu km2. Đến mùa Hè băng ở đây bắt đầu tan. Dù vậy, đến cao điểm vào tháng 9 tại khu vực này vẫn còn băng trên đất liền hoặc băng trôi trên biển.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Nature Communications ngày 6/6, ngay cả khi thế giới có thể khống chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, lượng lớn băng trôi ở Bắc Cực vẫn sẽ tan vào tháng 9.
Giáo sư Dirk Notz tại Viện Hải dương học Đại học Hamburg (Đức), đồng tác giả nghiên cứu, cho rằng đã “quá muộn” để bảo vệ băng ở biển Bắc Cực vào mùa Hè như một cảnh quan và môi trường sống. Đây là thành phần quan trọng đầu tiên của hệ thống khí hậu mà con người đánh mất do hoạt động phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Sự sụt giảm lượng băng có tác động nghiêm trọng theo thời gian đối với thời tiết, con người và hệ sinh thái, không chỉ trong khu vực mà trên toàn cầu.
Chuyên gia Min Seung-ki tại Đại học Công nghệ và Khoa học Pohang (Hàn Quốc), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết dự báo trên sớm hơn 10 năm so với báo cáo trước đây của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC). Trong nghiên cứu năm 2021, IPCC đưa ra dự báo với “độ tin cậy cao” rằng băng ở Bắc Băng Dương hầu như sẽ tan hết ít nhất một lần vào giữa thế kỷ này. Ông Min Seung-ki và các đồng nghiệp ước tính con người chịu trách nhiệm tới 90% đối với tình trạng băng tan nói trên, phần còn lại xuất phát từ yếu tố tự nhiên như hoạt động của Mặt Trời và núi lửa.
Diện tích băng tối thiểu ở Bắc Cực giảm xuống mức thấp kỷ lục 3,4 triệu km2 được ghi nhận vào năm 2012, tiếp đến lần lượt là vào các năm 2020 và 2019. Theo các nhà khoa học, Bắc Băng Dương được coi là "không có băng" nếu diện tích băng bao phủ ít hơn 1 triệu km2, chiếm khoảng 7% tổng diện tích của đại dương.
Trong khi đó, băng ở vùng Nam cực đã giảm xuống còn 1,92 triệu km2 vào tháng 2 năm nay, mức thấp nhất được ghi nhận và thấp hơn gần 1 triệu km2 so với mức trung bình giai đoạn 1991-2020.
Mai Nguyễn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
- Vì sao siêu tàu mắc cạn tại kênh đào Suez lại là sự cố chấn động?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.