Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Loài sứa đã phát triển cách đây hơn 500 triệu năm, có thể là một trong những loài lâu đời nhất trên Trái đất.
Các phân loài khác nhau của sứa có thể được tìm thấy ở tất cả các đại dương trên thế giới. Sứa thích nghi với tất cả các loại nước từ vùng nước nông ấm áp đến đáy biển sâu .
Không phải tất cả các loài sứa đều chích (cắn). Hồ sứa ở Palau có hàng triệu con sứa vàng không độc hại.
Những loài sứa chích (cắn) sử dụng các tế bào châm chích rất nhỏ, có chất độc gọi là nematocysts (tế bào châm). Một số loài sứa có hàng triệu nematocysts trong xúc tu của nó.
Nọc độc sứa hộp nguy hiểm nhất thế giới. Độc tố của nó tấn công vào tim, hệ thần kinh và các tế bào da. Nọc độc sứa hộp gây đau đớn, con người có thể bị sốc, bị chết đuối hoặc chết vì suy tim sau khi bị cắn.
Sứa không có não, xương và tim. Sứa có họ hàng với hải quỳ và san hô, được coi là loài động vật không xương sống.
Sứa bờm sư tử là loài lớn nhất trong các loài sứa trên thế giới. Đường kính của loài này có thể lên tới 2.4m. Con sứa bờm sư tử lớn nhất được ghi nhận có xúc tu vươn dài đến 36.5m.
Đây là loài sứa nhỏ nhất thế giới, cũng là loài có nọc độc mạnh, nguy hiểm nhất. Nọc độc vết cắn của sứa Irukandji có thể mạnh gấp 100 lần nọc độc của một con rắn hổ mang và gấp 1.000 lần nọc độc của nhện đen.
Sứa hộp có 24 con mắt, nhóm lại thành sáu cụm trên vòm đầu của nó.
Có một loại sứa "bất tử", mà tuổi của nó được tính ngược. Loài này có khả năng quay ngược vòng đời của chúng từ thời kỳ trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và từ đó lại tiếp tục phát triển.