»

Thứ bảy, 18/01/2025, 05:20:04 AM (GMT+7)

Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?

(15:37:28 PM 22/06/2021)
(Tin Môi Trường) - Hiện nay, vẫn có người còn hiểu nhầm về hoa ưu đàm, một loài hoa còn được cho là “hoa Phật, 3.000 năm xuất hiện một lần” về sự hiện hữu của nó.
 Hoa[-]ưu[-]đàm[-]"3.000[-]năm[-]xuất[-]hiện[-]một[-]lần"[-]có[-]thật[-]không?
Hoa ưu đàm phải chăng là trứng của loài côn trùng cánh gân?- ẢNH: T.L
 
Hoa ưu đàm lâu nay thường gắn liền với kinh Phật. Theo quan niệm của Phật giáo thì "hoa ưu đàm khi xuất hiện thường là biểu tượng của những điềm lành, báo hiệu của Pháp Luân Thánh Vương. Có nghĩa là Di Lạc xuất hiện trên nhân gian".
 
Theo một số tư liệu có viết về loài hoa này như sau: Hoa ưu đàm “có hình dạng tựa như những chiếc chuông nhỏ, màu trắng tinh khiết, nhỏ li ti, thân mảnh như sợi tơ, trong suốt như pha lê… Đôi khi, mùi hương thơm ngát của chúng có thể ngửi được trong quá trình hoa nở. Thậm chí, nhiều người còn có thể nhìn thấy hào quang phát ra từ những bông hoa trắng muốt này”. Trên một trang mạng khác cho biết: “Đây chính là ưu đàm Bà La Hoa, có tên tiếng Phạn và Pali là udumbara”…
 
Tuy nhiên, vài nhà khoa học chuyên ngành vi sinh lại không công nhận đó là hoa ưu đàm mà họ cho rằng có khả năng đó là nấm nhầy, nấm mốc hoặc một loài nấm nào đó. Đối với những hoa ưu đàm xuất hiện trên các vật liệu như đồng, nhôm thì họ cho rằng đó chỉ là phản ứng hóa học “nhôm mọc lông tơ” và “hiện tượng nhôm mọc lông tơ là phản ứng giữa nhôm với ô xy. Tùy từng điều kiện mà các sợi lông tơ mọc từ nhôm có thể dài tới 30 - 40 cm với các đốm trắng ở đầu”.
 

Hoa[-]ưu[-]đàm[-]"3.000[-]năm[-]xuất[-]hiện[-]một[-]lần"[-]có[-]thật[-]không?

Hoa ưu đàm phóng to qua kính hiển vi -ẢNH: T.L

Loài hoa có duyên mới gặp 
 
Rất nhiều quốc gia được cho rằng đã thấy hoa ưu đàm xuất hiện như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Pháp, Thái Lan, Singapore… và cả Việt Nam. Người ta nói rằng, với hoa ưu đàm thì “ai có duyên mới gặp”.
 
Theo chúng tôi, những nhận định trên không chính xác bởi những lẽ sau: Trước hết, chúng ta bàn về tên gọi hoa ưu đàm. Trong kinh Phật quả thật có loài hoa Udumbara (tiếng Sanskrit, Pali và Devanagari đều viết là उडुम्बर), một loài đã từng xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh (chương 2 và 27). Udumbara có nghĩa là cây sung (hoặc hoa cây sung), tên khoa học hiện nay là Ficus Glomerata hay Ficus racemosa.
 
Theo báo đài, Hàn Quốc là nơi phát hiện những “cái chuông màu trắng, nhỏ li ti” ấy và gọi chúng là hoa ưu đàm vào năm 1997, nhưng trong tiếng Hàn, loài Ficus Glomerata được gọi là 우담화 (cây sung); còn người Trung Quốc gọi là 聚果榕 (tụ quả dong), nghĩa là chẳng liên quan gì tới hoa ưu đàm.
 
Ngoại trừ Trung Quốc, có lẽ cái tên hoa ưu đàm xuất hiện sớm nhất là từ tiếng Nhật. Đạo Nguyên thiền sư (Dōgen Zenji), một người Nhật Bản, đã sử dụng từ udonge (ưu đàm hoa) trong chương 68 Đại tu hành (Dai shugyō) của quyển Chính pháp nhãn tạng (Hōbōgenzō), xuất bản khoảng thế kỷ 12 - 13. Còn từ Udumbara trong kinh Phật hiện nay người Nhật thường gọi là うどんげ (cây sung hay Ficus Glomerata).
Xin lưu ý, nếu hoa ưu đàm trong kinh Phật là hoa sung thì có khả năng chúng là hoa ẩn, vì những trái sung mà ta thấy bám đầy trên cây chính là… hoa sung. Nói cách khác, trái sung là trái giả, trên thực tế chúng là những đài hoa bao bọc bên ngoài, còn phần bên trong là những cánh hoa, vòi và nhị hoa.
 
Như vậy, hoa ưu đàm không phải là những cái chuông màu trắng nhỏ li ti kể trên. Nếu cho rằng hoa ưu đàm là... hoa sung thì có thuyết phục không, thực hư ra sao? 
Vương Trung Hiếu (TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI