Chiến tranh gây bão cát bất thường ở Trung Đông
(10:29:30 AM 11/10/2015)
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu sa mạc, trường Đại học Ben-Gurion, Israel, cho thấy một trong những nhân tố gây ra trận bão cát lớn tại Israel và Trung Đông cách đây vài tuần là những thay đổi về việc sử dụng đất đai tại miền bắc Iraq và Syria.
Theo kết quả nghiên cứu, trận bão cát diễn ra trong khu vực từ ngày 6 đến 9-9 vừa qua là bất thường cả về mật độ và thời điểm.
Các nhà khoa học đã sử dụng hệ thống quang kế mặt trời cảm biến từ xa, là các máy đo khối lượng ánh sáng mặt trời không tới được trái đất dựa trên kích cỡ các hạt bụi trong không khí, và đã xây dựng một mô hình 3D đường đi của bão để phân tích về cơn bão này.
Kết quả thu được là kích cỡ các hạt bụi trong không khí của trận bão cát vừa qua lớn hơn bất kỳ số liệu nào ghi được trước đây, kể từ khi những thiết bị này được lắp đặt năm 1995.
Từ đây các nhà khoa học rút ra kết luận trận bão cát vừa qua chủ yếu đi sát mặt đất và đã kéo theo những hạt bụi mới.
Các nhà khoa học bước đầu đã chỉ ra hai nhân tố chính dẫn đến trận bão này và mức độ bất thường của nó.
Thứ nhất, đó là sự suy giảm mạnh hoạt động trồng trọt ở miền bắc Syria, chủ yếu do việc Thổ Nhĩ Kỳ loại bỏ những con đập dọc theo sông Euphrates.
Nhân tố thứ hai là các hoạt động quân sự trong khu vực gây tổn hại tới lớp đất ở Syria và miền bắc Iraq.
Các hình ảnh vệ tinh được NASA công bố cho thấy cơn bão cát trên đã bao phủ một diện tích trải dài Syria, Iraq, Israel và Cyprus bằng một lớp hạt bụi dày.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.