Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu sa mạc, trường Đại học Ben-Gurion, Israel, cho thấy một trong những nhân tố gây ra trận bão cát lớn tại Israel và Trung Đông cách đây vài tuần là những thay đổi về việc sử dụng đất đai tại miền bắc Iraq và Syria.
Theo kết quả nghiên cứu, trận bão cát diễn ra trong khu vực từ ngày 6 đến 9-9 vừa qua là bất thường cả về mật độ và thời điểm.
Các nhà khoa học đã sử dụng hệ thống quang kế mặt trời cảm biến từ xa, là các máy đo khối lượng ánh sáng mặt trời không tới được trái đất dựa trên kích cỡ các hạt bụi trong không khí, và đã xây dựng một mô hình 3D đường đi của bão để phân tích về cơn bão này.
Kết quả thu được là kích cỡ các hạt bụi trong không khí của trận bão cát vừa qua lớn hơn bất kỳ số liệu nào ghi được trước đây, kể từ khi những thiết bị này được lắp đặt năm 1995.
Từ đây các nhà khoa học rút ra kết luận trận bão cát vừa qua chủ yếu đi sát mặt đất và đã kéo theo những hạt bụi mới.
Các nhà khoa học bước đầu đã chỉ ra hai nhân tố chính dẫn đến trận bão này và mức độ bất thường của nó.
Thứ nhất, đó là sự suy giảm mạnh hoạt động trồng trọt ở miền bắc Syria, chủ yếu do việc Thổ Nhĩ Kỳ loại bỏ những con đập dọc theo sông Euphrates.
Nhân tố thứ hai là các hoạt động quân sự trong khu vực gây tổn hại tới lớp đất ở Syria và miền bắc Iraq.
Các hình ảnh vệ tinh được NASA công bố cho thấy cơn bão cát trên đã bao phủ một diện tích trải dài Syria, Iraq, Israel và Cyprus bằng một lớp hạt bụi dày.