»

Chủ nhật, 24/11/2024, 07:12:49 AM (GMT+7)

Cần có Khu chứng tích Dioxin để chiến tranh hoá học không tái diễn

(00:09:55 AM 11/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Đúng ngày này cách đây 58 năm (10/8/1961) quân đội Mỹ đã rải chất độc da cam Dioxin xuống Việt Nam, nhưng tới nay Khu chứng tích chiến tranh hoá học/ Dioxin vẫn chưa xây dựng, mặc dù Đề án xây dựng Khu tưởng niệm này được Hội BVTN&MT Việt Nam đề xuất khá sớm, được cộng đồng hưởng ứng rộng rãi và các cơ quan chức năng và Chính phủ đã chấp thuận (văn bản số 1361/VPCP-KGVX, ngày 16/1/2013).

Gân đây, khi tiếp xúc với các nhà hoạt động môi trường, cộng đồng dân cư và các nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin ở huyện A Lưới (Thừa Thiên – Huế), mọi người đều tiếp tục bày tỏ mong muốn: cần có Khu tưởng niệm giống như Khu tưởng niệm bom nguyên tử Hiroshima của Nhật bản, để chiến tranh nguyên tử và hoá học không tái diễn trên hành tinh của chúng ta. Công trình này không chỉ nhằm tố cáo tội ác chiến tranh của giặc Mỹ, thức tỉnh lương tri của loài người về chiến tranh hóa học, mà còn là nơi giáo dục các thế hệ mai sau về thảm họa chất độc da cam/dioxin và kiên quyết không để tái diễn trên hành tinh của chúng ta.

 
Bằng sức lực nhỏ bé của mình, trong những năm qua Hội BVTN&MT Việt Nam đã vận động các doanh nghiệp, chuyên gia Việt Nam và Hàn Quốc hỗ trợ các nạm nhân xoa dịu bớt nỗ đau của người dân và thử nghiệm xử lý đất nhiễm Dioxin tại A Lưới bằng chế phẩm sinh học, bước đầu thu được kết quả khả quan và được cộng đồng ghi nhận.
 

Cần[-]có[-]Khu[-]chứng[-]tích[-]Dioxin[-]để[-]chiến[-]tranh[-]hoá[-]học[-]không[-]tái[-]diễn

VACNE cùng với đối tác Hàn Quốc trao quà và tiền xây nhà tình nghĩa cho nhân dân xã Đông Sơn, huyện A Lưới (Ảnh: Danh Trường)
 
Theo các nhà hoạt động môi trường của Hội: khu chứng tích này, sẽ là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, phản đối chiến tranh, thúc đẩy nghiên cứu khắc phục hậu quả của chất độc da cam/Dioxin; đồng thời cũng là bảo tàng phục vụ cho cuộc đấu tranh lâu dài, với mục tiêu: yêu cầu các công ty hóa chất và chính phủ Mỹ phải bồi thường tổn hại về môi trường và sinh mạng con người, mà họ đã gây ra tại Việt Nam; đồng thời, loại bỏ chiến tranh hóa học vĩnh viễn trên hành tinh của chúng ta.
 
Còn nhớ, trong cuộc Hội thảo do Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 23/11/2010, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự án xây dựng Khu chứng tích chiến tranh hóa học, TS Phùng Tử Bôi, thay mặt nhóm soạn thảo của Hội BVTN&MT Việt Nam đã trình bày về Hệ thống tiêu chí xây dựng khu chứng tích và ngay sau đó ông Chủ tịch Hội đã trình bày Đề án Xây dựng khu chứng tích chiến tranh hoá học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
 
Cũng tại cuộc họp trên, cùng với một số góp ý vào phác thảo Đề án quy hoạch khu chứng tích tại A Lưới, ban soạn thảo còn có thêm thông tin về kinh nghiệm hoạt động của Khu chứng tích bom nguyên tử Hiroshima, Bảo tàng chứng tích chiến tranh thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời thu thập nhiều kiến nghị của các nhà khoa học.
 
Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa 43 năm, môi trường đã có nhiều biến đổi nhưng đất đai vẫn còn nhiễm độc và rất nhiều nạn nhân chất độc da cam/ dioxin tiếp tục sinh ra (thế hệ thứ 4), cùng như nhiều người đã chết. Trong khi đó, khu chứng tích chiến tranh hóa học - nơi lưu giữ thông tin, tư liệu; nơi giáo dục, nghiên cứu và tố cáo tội ác chiến tranh hoá học vẫn chưa được xây dựng.
Hội BVTN&MT Việt Nam
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần có Khu chứng tích Dioxin để chiến tranh hoá học không tái diễn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI