»

Thứ hai, 20/01/2025, 11:29:14 AM (GMT+7)

Thằn lằn lai cá sấu "tái xuất"

(21:07:11 PM 10/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Mới đây, các nhà khoa học vừa phát hiện con thằn lằn Pinocchio với chiếc mũi dài được cho là đã tuyệt chủng cách đây 50 năm tại một khu rừng mây ở Ecuador.

Đó chính là loài thằn lằn Pinocchio Anole (tên khoa học: Anolis proboscis), được một nhóm nhà nghiên cứu và nhiếp ảnh gia tìm kiếm trong suốt 3 năm qua tại một khu rừng mây hoang sơ ở phía Bắc Ecuador. 

Loài thằn lằn này rất kỳ lạ với chiếc mũi dài như mõm cá sấu. Theo các nhà khoa học thì đặc điểm này để xác định giới tính của thằn lằn. Mũi dài chỉ có ở những con đực còn con cái thì không. Đặc điểm này cũng giống như đuôi lông sặc sỡ chỉ có ở con công đực mà con cái thì không có.

Thằn lằn pinocchino được cho là đã tuyệt chủng từ cách đây 50 năm. Ảnh: Livescience.

Các nhà khoa học cho biết, loài thằn lằn có tên khoa học Pinocchio Anole lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1953 nhưng không được nhìn thấy nữa vào khoảng năm 1960 - 2005. Sau năm 2005, các nhà khoa học mới tiếp tục tìm kiếm loài thằn lằn này vào ban đêm. Vì đây là thời điểm thằn lằn ngủ, không chạy đi chạy lại và màu sắc của nó trở nên nhạt thì mới dễ phát hiện.

Ông Alejandro Arteaga, người đồng sáng lập công ty giáo dục và du lịch sinh thái Tropical Herping, cho biết một nhóm các nhiếp ảnh gia và các nhà nghiên cứu đã tìm thấy loài thằn lằn Pinocchino sau ba năm năm tìm kiếm.

Khi được phát hiện, con thằn lằn Pinocchio đực đang bám vào cành cây một đoạn rừng sương mù hoang sơ ở tây bắc Ecuado. Họ đã tiếp tục theo dõi và chụp ảnh con thằn lằn suốt đêm, LiveScience cho hay.

Ông Alejandro và các đồng nghiệp của mình rất quyết tâm tìm kiếm thằn lằn Pinocchio vì đây là con thằn lằn cuối cùng họ cần có để hoàn thành cuốn sách "Những loài bò sát và lưỡng cư ở Mindo" do nhóm nghiên cứu thiện hiện.

Thằn lằn Pinocchio là một loài thằn lằn nhỏ được đặt tên theo cậu bé người gỗ Pinocchio. Chúng được phát hiện lần đầu vào năm 1953, tuy nhiên trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 2005 thì không còn thấy nữa. Phần mũi kéo dài của Pinocchio đực là một đặc điểm dễ nhận dạng của loài thằn lằn này, giúp nó lựa chọn bạn tình phù hợp.

Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết, thằn lằn Pinocchio đang trong tình trạng nguy cấp và chỉ được tìm thấy tại bốn địa điểm trên khắp thế giới. Điều này cho thấy thằn lằn Pinocchio có phạm vi sinh sống nhỏ nhất so với bất kỳ loài thằn lằn nào trên thế giới.

(Theo NĐT)
Từ khóa liên quan: Thằn lằn, lai , cá sấu , tái xuất
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thằn lằn lai cá sấu "tái xuất"

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI