»

Thứ năm, 21/11/2024, 15:07:49 PM (GMT+7)

Sếu đầu đỏ về Vườn Quốc gia Tràm Chim giảm dần

(00:54:47 AM 04/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Vườn Quốc gia Tràm Chim thuộc địa phận huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là vùng đất ngập nước duy nhất còn sót lại của Đồng Tháp Mười, là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới, với diện tích 7.313 ha, một trong 8 vùng chim quan trọng của Việt Nam. Nơi đây có 232 loài chim, trong đó có loài sếu đầu đỏ quý hiếm đang được bảo vệ và ngày càng mất dần. Đàn sếu ngày càng giảm do lửa hay nước gây ảnh hưởng đến chúng.

Sếu[-]đầu[-]đỏ[-]về[-]Vườn[-]Quốc[-]gia[-]Tràm[-]Chim[-]giảm[-]dần

Ảnh: IE


Lượng sếu về giảm dần
 
Đàn sếu về Vườn Quốc gia Tràm Chim nhiều nhất vào năm 1987 với số lượng 1.052 con và đến năm 2018 còn 11 con. Trong khoảng thời gian từ năm 2.000 đến nay, hệ sinh thái ở Tràm Chim có sự thay đổi do việc thực hiện quản lý mực nước, nước ngập gần như quanh năm làm cho đồng cỏ năng, đặc biệt là năng kim - thức ăn của sếu bị thu hẹp. Năm 2009, Vườn Quốc gia Tràm Chim có hơn 1.100 ha thì đến năm 2013, diện tích đồng cỏ năng giảm còn 600 ha. Đồng cỏ năng giảm, số lượng sếu về Tràm Chim giảm theo.
 
Việc thay đổi liên quan đến quản lý nước - lửa, tức là năm nào giữ mực nước thấp thì số lượng sếu về sẽ tăng lên. Công tác quản lý nước - lửa ở Vườn quốc gia Tràm Chim, vấn đề lưu giữ mực nước lâu, hoặc để khô trong mùa nắng đều làm ảnh hưởng đến các quần xã thực vật, nhất là liên quan đến các vụ cháy rừng. Từ năm 2013 - 2017 đã xảy ra tổng cộng 21 vụ cháy, thiêu rụi gần 300 ha đồng cỏ và tràm, trong đó hai khu A1 và A5 thường xảy ra từ một đến ba lần cháy, đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến đàn sếu về sinh sống.
 
Đề xuất chiến lược quản lý nước - lửa
 
Tiến sĩ Lê Phát Quới – Trung tâm Khoa học Môi trường và Sinh thái Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chế độ thủy văn đóng vai trò quan trọng đối với sự biến động quần thể chim sếu. Nếu để mực nước phù hợp vào mùa khô là thuận lợi cho đồng cỏ năng phát triển và tạo củ, có bãi ăn cho loài chim sếu. Nếu mực nước xuống quá thấp sẽ bị xì phèn, đồng cỏ năng kim sẽ chết. Nếu ngập nước quanh năm, mực nước cao thì đồng cỏ năng kim bị suy thoái và không thể tạo củ (thức ăn chính của chim sếu).
 
Tiến sĩ Lê Phát Quới cho rằng, quản lý mực nước không phù hợp (quá khô hoặc ngập nước quanh năm) sẽ dẫn đến sự suy thoái các sinh cảnh. Đồng thời, việc duy trì mực nước để phòng chống cháy rừng tràm trong mùa khô mà Vườn Quốc gia Tràm Chim đang thực hiện, là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc giảm mật độ chim sếu ở đây trong những năm qua.
 
Theo ông Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ, nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sếu đầu đỏ của Vườn hiện nay, một mặt là do khai thác quá mức, ô nhiễm, dịch bệnh, loài ngoại lai và biến đổi khí hậu; còn do Vườn Quốc gia Tràm Chim cho trao đổi nước trong vườn chỉ qua các cống, thời gian khô giảm, thời gian ngập gần như quanh năm, cây tràm xâm lấn các quần xã khác, chất hữu cơ chưa phân hủy, tích tụ nhiều hơn trên mặt đất và trong kênh rạch. Đồng cỏ năng, đặc biệt là năng kim, bị thu hẹp và suy thoái (không tạo củ) từ đó số lượng chim sếu giảm nghiêm trọng.
 
Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học của Tràm Chim là cần xác định cụ thể đối với sự phát triển sinh cảnh trước mắt và ưu tiên phát triển đồng cỏ rồi mới đến rừng tràm, không nên giữ mực nước cao và lâu, từ đó làm suy thoái đồng cỏ, ông Dương Văn Ni cho hay.
 
Ông cũng cho rằng, ở khu A3, bãi ăn chính của sếu, ngoài việc áp dụng biện pháp đốt cỏ chủ động, cần thường xuyên theo dõi và quan trắc quần xã cỏ năng, nhất là khả năng tạo củ. Có như vậy mới tạo môi trường tốt thu hút đàn sếu về. Việc phục hồi đàn sếu tự nhiên về sinh sống nơi đây là rất thấp, hiện nay chỉ có khả năng phục hồi nuôi nhốt là khả thi và nếu thực hiện mô hình nuôi nhốt phải mất từ 5 -10 năm.
 
Hiện nay, Vườn Quốc gia Tràm Chim  đề xuất các giải pháp ở khu A1 phục hồi 90 ha bãi năng kim làm thức ăn cho sếu đầu đỏ; đồng thời quản lý nước từng khu vực; đốt cỏ chủ động. Ở khu A2 giữ nước vào đầu mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5 và điều tiết mực nước xuống vào đầu tháng 6. Cắt các đoạn đê ở thượng nguồn và hạ nguồn để tiếp nhận thủy sản vào trong Vườn, tạo thức ăn cho chim và trao đổi nguồn nước ra bên ngoài. Khu A3, A4 và A5 tổ chức điều tiết nước hợp lý để cho năng kim phát triển…
 
Trước thực trạng này, vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đã yêu cầu Vườn Quốc gia Tràm Chim khẩn trương xây dựng một kế hoạch cụ thể, điều chỉnh theo hướng hài hòa giữa nước và lửa; bảo tồn thảm thực vật, giữ nước, đốt cỏ phù hợp... để có sự hài hòa, cân bằng trong phát triển hệ sinh thái Tràm Chim.
Nguyễn Văn Trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sếu đầu đỏ về Vườn Quốc gia Tràm Chim giảm dần

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI