»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:38:49 AM (GMT+7)

Sếu đầu đỏ đã về Việt Nam sau 1 năm vắng bóng

(10:22:31 AM 17/04/2021)
(Tin Môi Trường) - Sau một năm vắng bóng, sếu đầu đỏ đã tìm về Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) và Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ (Kiên Giang) để tìm thức ăn.
Sếu[-]đầu[-]đỏ[-]đã[-]về[-]Việt[-]Nam[-]sau[-]1[-]năm[-]vắng[-]bóng
Gia đình sếu 3 con về Vườn quốc gia Tràm Chim chiều 16-4 - Ảnh: ĐỖ MINH CHÁNH
 
Tín hiệu vui nhưng cũng đi kèm với nhiều trăn trở, làm sao để loài chim biểu trưng cho vùng đất lành sẽ vẫn quay lại Việt Nam mỗi năm. 
 
Sáng 17-4, ông Lê Thành Cư - phó giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim - phấn khởi cho biết đã có gia đình sếu 3 con bay về vườn vào chiều qua 16-4. Còn tại Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ ghi nhận sếu về khoảng 30 con.
 
Anh Đỗ Minh Chánh - bảo vệ khu A4 - cho biết gia đình sếu này đã quay về phân khu A4 xuyên suốt trong 3 năm từ 2017-2019, chỉ có năm 2020 là chúng không về. "Gặp lại gia đình sếu này mừng như gặp 'cố nhân'. Hôm qua chúng về để thăm dò bãi năng chứ chưa ăn".
 
Thạc sĩ Nguyễn Hoài Bảo - phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất ngập nước (thuộc Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM), cũng là một tình nguyện viên bảo tồn sếu tại Hội Sếu quốc tế - cho biết đã nhận được thông tin sếu về.
 
Sáng 17-4, ông sẽ về Tràm Chim để nghiên cứu các vấn đề liên quan. Đây là năm mà sếu về rất muộn, thường chu kỳ chúng về là cuối năm trước và ở lại vườn đến cuối tháng 4 thì đi. Điều đó có nghĩa năm nay chúng có thể chỉ ở lại vườn vài ngày rồi đi.
 
"Vì khi mưa xuống những nơi như rừng khộp ở Campuchia bắt đầu có nước, các bãi cỏ trong rừng cũng phát triển. Sâu bọ, ếch nhái ở đó cũng nhiều hơn. Nó quay về đó ăn để tích tụ năng lượng cho mùa sinh sản", ông Bảo cho biết.
 
Về việc vì sao sếu về muộn, theo ông có rất nhiều nguyên nhân, một trong số đó có thể do mực nước của vườn giữ cao, đến tháng 4 mới khô, sếu lại không thể kiếm ăn ở nơi nước sâu.
 
"Còn quá sớm để mừng. Chúng tôi đang tìm cách và nỗ lực thay đổi cách quản lý hệ sinh thái để có thể phục hồi được sinh cảnh sống cho sếu nhưng phải mất rất nhiều năm mới biết được kết quả", ông Bảo trăn trở. 
 
Ông Lê Thành Cư cho biết một năm qua Vườn quốc gia Tràm Chim chú trọng phát triển sinh cảnh bãi năng như sinh cảnh vườn tràm nên bãi năng có sự phục hồi hơn trước. Đây là một trong những nỗ lực thu hút sếu về.
 
Sếu về Phú Mỹ nhưng vào thật sâu cánh đồng để tránh người
 
Sếu đầu đỏ đã về Việt Nam sau 1 năm vắng bóng
Đàn sếu chụp từ xa khi chúng bay về Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ - Ảnh: HOÀNG TUẤN
 
Ông Lâm Hồng Tuấn - phó giám đốc ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ - cho biết sếu đã về được khoảng nửa tháng. Năm nay chúng không đậu tại những bãi cỏ bàng quen thuộc mà tìm nơi yên tĩnh, vào thật sâu trong cánh đồng.
 
"Chỗ nào có con người chúng sẽ bỏ đi, sáng nào cũng thấy chúng bay về Phú Mỹ, chiều lại bay qua Anlung Pring, Campuchia để ngủ", ông Tuấn cho biết.
TTO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sếu đầu đỏ đã về Việt Nam sau 1 năm vắng bóng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI