Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Thứ tư, 30/10/2024, 22:15:41 PM (GMT+7)
Sếu đầu đỏ 20 năm chung thủy với Tràm Chim đã chết
(19:43:02 PM 04/04/2018)(Tin Môi Trường) - Sếu đầu đỏ trống 20 tuổi đã trở về Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) trong tình trạng già yếu. Được người dân phát hiện và báo nhân viên vườn đưa về chăm sóc nhưng sếu đã không qua khỏi.
>> Vì sao năm nay xuất hiện nhiều siêu bão với sức tàn phá khủng khiếp? >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu >> Vinamilk:Sữa "Made in Vietnam" sẵn sàng cạnh tranh về chất lượng với quốc tế >> Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh" >> Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
Chú sếu có số vòng đeo chân 150-0364 là người bạn lâu năm của Vườn quốc gia Tràm Chim - Ảnh: NGUYỄN VĂN HÙNG
Theo các cán bộ ở Vườn quốc gia Tràm Chim, con sếu trống này rất chung thủy với Tràm Chim, luôn quay về Tràm Chim trong suốt 20 năm nay dù nhiều con khác đã bỏ đi.
Tuổi của nó so với tuổi của người khoảng 70 tuổi, thuộc loại "cụ" sếu.
Dù có hẳn bác sĩ riêng và được tận tình chăm sóc nhưng sếu đã không qua khỏi vào ngày 3-4.
Ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, chia sẻ chú sếu này như một người bạn của ông, của vườn quốc gia.
20 năm trước chính ông ôm sếu để gắn máy định vị và vòng đeo chân. Trong những ngày đó sếu cũng được chăm sóc đặc biệt trước khi thả về tự nhiên.
Cách đây hai năm, gia đình sếu trống này cũng rủ nhau về vườn, được ông Hùng chụp lại. Khi xem lại những bức ảnh, nhìn thấy vòng đeo chân 150-0364, ông reo vui phát hiện sếu vốn là "cư dân" của vườn nhiều năm về trước.
Gia đình sếu quay về 2 năm trước được ông Nguyễn Văn Hùng chụp lại - Ảnh :NGUYỄN VĂN HÙNG
"Hi vọng của tôi và nhiều nhà nghiên cứu sếu là sếu đầu đỏ sẽ được chôn cất tử tế trong phân khu A4, nơi được xem là nhà của sếu khi trước, như một tình cảm quý mến dành cho người "bạn" đặc biệt này", ông Hùng chia sẻ.
Trước năm 1985, sếu đầu đỏ có khoảng 20.000 ha rừng, đồng cỏ để tự do bay lượn. Dù có nhiều khó khăn, nhưng Vườn quốc gia Tràm Chim vẫn dành hơn 7.300 ha đất để tạo sinh cảnh sống cho sếu và các loài chim khác.
"Có lẽ hiểu được cái tình, cái lý của dân Đồng Tháp… mà sếu xưa vẫn đi đi về về Tràm Chim", một cán bộ thốt lên khi chú sếu quay về.
(Theo TTO)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa
(Tin Môi Trường) - Trong khuôn viên Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có cây thị cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây có tuổi đời hàng trăm năm, ra quả trĩu cành...