»

Thứ ba, 21/01/2025, 04:11:17 AM (GMT+7)

Săn trộm và buôn bán "bất hợp pháp" sừng tê giác ở Nam Phi

(10:18:44 AM 22/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê, từ tháng 7/2009 đến tháng 5/2012, có tới 185 người Việt Nam đã đến Nam Phi tham gia săn bắn tê giác hợp pháp. Theo ước tính, số người này đã chi ít nhất 22 triệu USD để được tham gia các cuộc săn bắn. Cuối cùng, sau ít nhất 400 cuộc săn bắn tê giác, Bộ Môi trường Nam Phi đã đình chỉ cấp giấy phép cho các thợ săn Việt Nam.

>>Kỳ 1: Chính sách bảo tồn “ngược đời” nhưng hiệu quả

 

 

 Một con tê giác bị giết và cưa lấy sừng.

 

Kể từ năm 1968, hoạt động săn bắn tê giác tại Nam Phi chủ yếu phục vụ cho các thợ săn đến từ châu Âu và Bắc Mỹ. Và trong suốt 35 năm, không có dấu hiệu nào của việc lạm dụng. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi khi có sự xuất hiện của các tay sung đến từ châu Á, trong đó có công dân Việt Nam. Kể từ năm 2003, những người này đã cố ý lợi dụng các lỗ hổng trong pháp luật để tiến hành các hoạt động săn bắn nhằm mục đích làm chiến lợi phẩm, nhưng thực chất là lấy sừng cung cấp cho các hoạt động mua bán.

 

Theo thống kê, kể từ năm 1990 đến 2005, thiệt hại trung bình do săn bắn trộm tê giác ở Nam Phi là 14 con/năm. Năm 2008, con số này lên đến 83 con, 2009: 122 con. Nạn săn bắn trộm tăng gấp 3 lần trong năm 2010 với 333 con bị giết hại. Đến năm 2011, tổng số tê giác bị giết hại là 448 con….

 

Vườn quốc gia Kruger, ba tỉnh Limpopo, KwaZulu - Natal và North West sở hữu hần 90% số cá thể tê giác ở Nam Phi là những nơi chịu hậu quả nặng nề nhất, chiếm 75% các vụ săn trộm xảy ra trong những năm gần đây.

 

Sừng tê giác được cung cấp bởi các nghiệp đoàn tội phạm có tổ chức tại Nam Phi dưới nhiều hình thức. Các chủ sở hữu là người quản lý tê giác liên tục thu được sừng từ những con tê giác đã chết tự nhiên. Tất cả những chiếc sừng này đều phải đăng ký với chính phủ và trở thành một phần trong kho dự trữ quốc gia. Xuyên suốt năm 2010, chính phủ Nam Phi đã dự trữ được hơn 15 tấn sừng tê giác. Tuy nhiên, từ năm 2009, đã có sự không nhất quán nghiêm trọng trong số lượng sừng tê giác chính thức thuộc sở hữu tư nhân. Có những cá nhân đã bắt đầu bán sừng tê giác cho các nhóm tội phạm Châu Á.

 

Trộm cắp cũng là một kênh cung cấp sừng bất hợp pháp quan trọng. Có ít nhất khoảng 65 chiếc sừng được cho là đã bị lấy đi khỏi nơi trưng bày ở Nam Phi và 46 chiếc sừng bị lấy rqa khỏi các học viện ở Châu Âu. Nhiều ông chủ của các khu bảo tồn thiên nhiên bắt đầu lấy sừng tê giác từ những con còn sống để bán cho các tập đoàn tội phạm.

 

Một nguồn cung cấp khác là chiến lợi phẩm từ các cuộc “săn bắn giả” tê giác trắng của những thợ săn phi truyền thống. Hiện tượng này phát triển mạnh mẽ kể từ năm 2006, trong đó, đã ghi nhận sự xuất hiện của nhiều thợ săn là người Việt Nam.

 

Theo thống kê, từ tháng 7/2009 đến tháng 5/2012, có tới 185 người Việt Nam đã đến Nam Phi tham gia săn bắn tê giác hợp pháp. Theo ước tính, số người này đã chi ít nhất 22 triệu USD để được tham gia các cuộc săn bắn. Cuối cùng, sau ít nhấ 400 cuộc săn bắn tê giác, Bộ Môi trường Nam Phi đã đình chỉ cấp giấy phép cho các thợ săn Việt Nam.

 

Chính Phủ Nam Phi đã thực hiện hàng loạt các quy định chặt chẽ để giảm bớt tốc độ “tàn sát” tê giác. Chẳng hạn, các cuộc săn tê giác bị giới hạn xuống còn 1 cuộc/thợ/năm. Người của chính phủ phải có mặt để chứng kiến cuộc săn, sừng tê giác không được xuất khẩu như là một chiến lợi phẩm, mỗi chiếc sừng đều được gắn chip và lấy mẫu AND để lưu giữ….

 

Trên một mặt trận khác, kể từ năm 2011, tất cả các hoạt động xuất khẩu tê giác sống ra ngoài lãnh thổ đều bị hạn chế đến mức tối đa. Trước đó, đã có dấu hiệu cho thấy những hoạt động này là một phần của liên minh thương mại đang nuôi tê giác nhằm sản xuất thuốc từ sừng của loài động vật này nhằm cung cấp cho thị trường Trung Quốc trong tương lai.

 

Kỳ 3: Thực thi pháp luật và tội phạm về tê giác ở Nam Phi

TMT (Nguồn ảnh: Traffic)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Săn trộm và buôn bán "bất hợp pháp" sừng tê giác ở Nam Phi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI