»

Thứ bảy, 23/11/2024, 23:16:47 PM (GMT+7)

Lễ bàn giao mẫu vật giám định sừng tê giác bị tịch thu tại Việt Nam cho đại diện Cơ quan quản lý CITES Nam Phi

(19:35:10 PM 06/12/2019)
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/12 / 2019, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam tổ chức Lễ bàn giao 55 mẫu vật giám định sừng tê giác bị tịch thu tại sân bay quốc tế Nội Bài ngày 25/7/2019 cho đại diện Cơ quan quản lý CITES Nam Phi.

Lễ[-]bàn[-]giao[-]mẫu[-]vật[-]giám[-]định[-]sừng[-]tê[-]giác[-]bị[-]tịch[-]thu[-]tại[-]Việt[-]Nam[-]cho[-]đại[-]diện[-]Cơ[-]quan[-]quản[-]lý[-]CITES[-]Nam[-]Phi

Phó giám đốc Cơ quan quản ly Cites Việt Nam trao mẫu vật cho đại diện Cơ quan quản lý Cites Nam Phi

 
Tới tham dự sự kiện có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Phạm Văn Điển và ngài Đại sứ MK Lekgoro, Đại sứ quán Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam cùng đại diện các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Ngoại giao, Công an thành phố Hà Nội; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước cùng các cơ quan thông tấn, báo chí.
 
Việt Nam và Nam Phi đã ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học năm 2012, có hiệu lực từ năm 2012-2017 và ký kết Kế hoạch hành động về bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học giai đoạn 2012-2017 vào năm 2013. Kể từ thời điểm ký kết Biên bản ghi nhớ đến nay, đây là lần thứ 4 Việt Nam tiến hành bàn giao mẫu vật giám định sừng tê giác từ các vụ bắt giữ, tịch thu cho phía Nam Phi nhằm thực hiện giám định, xác định nguồn gốc xuất xứ, phục vụ công tác điều tra tội phạm hiệu quả. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Nam Phi, đồng thời tuân thủ theo quy định tại Nghị quyết 9.14 về bảo tồn và thương mại mẫu vật tê giác châu Á, châu Phi của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
 
Phát biểu tại lễ bàn giao, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Phạm Văn Điển nhấn mạnh: “Để ngăn chặn triệt để tội phạm trong lĩnh vực này đòi hỏi có sự hợp tác đồng bộ giữa các cơ quan quản lý, cơ quan thực thi pháp luật của nước xuất xứ, trung chuyển, tiêu thụ cuối cùng trong chia sẻ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực, điều tra chung và nâng cao nhận thức giảm nhu cầu sử dụng sừng tê giác”.
 
Sự kiện bàn giao mẫu vật này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thực thi nghiêm túc, đầy đủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đồng thời thể hiện mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai quốc gia trong phòng, chống đấu tranh với tội phạm động thực vật hoang dã.
TTTTCĐMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lễ bàn giao mẫu vật giám định sừng tê giác bị tịch thu tại Việt Nam cho đại diện Cơ quan quản lý CITES Nam Phi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI