Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
“Săn” vuốt mãnh điểu
(14:04:30 PM 08/05/2012)
Ở Việt Nam, giấc mơ ấy càng khó thành hiện thực. Đạo diễn, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Hoài Phương phải mất khoảng tám năm lặn lội theo dấu vết đại bàng mới có được những bức ảnh giới thiệu với bạn đọc dưới đây.
Ngoài đôi mắt tinh tường, đại bàng có bộ móng vuốt sắc nhọn giúp chúng dễ dàng tóm gọn con mồi, dù đó là rắn dữ, cá đang bơi dưới nước, hay chim đang bay tốc độ cao…
Khi đại bàng phát hiện con mồi, chúng lao đi với tốc độ đến 250km/g. Nếu đang lượn trên trời cao thì chúng xếp cánh lại lao xuống tạo ra tiếng xé gió khiến con mồi kinh hồn chết điếng trước khi bị tóm.
Hố thị giác của người có khoảng 200.000 tế bào hình nón trên mỗi milimét, nhưng không thấm vào đâu so với mắt của đại bàng, với 1 triệu tế bào hình nón trên mỗi milimét! Do vậy ở khoảng cách 1.600m đại bàng vẫn có thể nhìn thấy một con chuột.
Cũng như các loài chim thuộc bộ cắt, đại bàng săn mồi dũng mãnh bao nhiêu thì trong cuộc sống gia đình chúng "tình cảm" bấy nhiêu. Trong những tháng chuyền cành đầu tiên, đại bàng con chỉ đi theo mẹ để học cách săn mồi. Mồi săn được chim mẹ sẽ trực tiếp mớm cho chim con từng chút. Khoảng 12 tháng sau, khi chim non thuần thục cách săn mồi thì mới được chim mẹ cho "ra riêng tự lập".
Mỗi đôi chim đại bàng cần một diện tích rừng đến 50km2 để làm môi trường săn bắt nuôi sống gia đình. Với quy mô phá rừng ngày càng lớn của con người, động vật rừng cạn kiệt, môi trường sống bị thu hẹp nghiêm trọng, loài mãnh điểu này đang có nguy cơ chết đói.
Đại bàng còn biết phối hợp săn mồi tập thể, biết lao đến từ hướng ngược nắng để con mồi chói mắt không thể phát hiện.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.