Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Những loài lưỡng cư có diện mạo như sinh vật ngoài hành tinh
(09:25:00 AM 08/06/2015)Những loài cóc, ếch sở hữu diện mạo kỳ dị như những sinh vật ngoài hành tinh gây kinh khiếp. Ếch Black Rain có nguồn gốc ở bờ biển phía Nam châu Phi. Chúng thường đào hang và tạo ra những “đường hầm” sâu tới 15cm. Khi bị đe dọa, chúng thậm chí còn phồng người lên khiến bản thân càng trở nên quái dị hơn.
Con ếch cây Cuba này dường như có bóng đèn trong người, nhưng thực chất nó đang úp bụng vào một trong những cái đèn trên dây đèn trang trí. Ánh sáng phát ra cho thấy làn da cực mỏng manh của chúng đến mức chỉ một cái đèn nhỏ cũng có thể soi thấu.
Ếch cây sần Bắc Bộ hay còn gọi là ếch rêu Việt Nam, là một loài ếch trong họ Rhacophoridae. Tên gọi ếch rêu xuất phát từ đặc điểm da sần, có đốm như rêu, giúp ích cho ếch về mặt ngụy trang, vừa trốn kẻ thù vừa thuận tiện bắt mồi.
Phải thật tinh mắt bạn mới có thể nhìn thấy ba con cóc đang ngụy trang lẫn trong đám lá khô một cách khéo léo.
Loài ếch này là một trong 99 loài được Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) vừa phát hiện tại Việt Nam, ếch bay Helen gây ấn tượng bởi khả năng bay lướt giữa các ngọn cây bằng các chi lớn và có màng.
Dáng ngồi trầm ngâm của con ếch xanh như đang quan sát toàn bộ thế giới xung quanh.
Tuy có một số đặc điểm ngoại hình giống với những loài ếch thủy tinh khác nhưng ếch Janet Diana Kubicki vẫn gây ấn tượng đặc biệt nhờ đôi mắt to tròn và ngộ nghĩnh giống con rối ếch Kermit trong phim hoạt hình.
Ễnh ương Ấn Độ (Indian Bullfrog) là gã khổng lồ trong họ nhà ếch với chiều dài cơ thể lên tới 20cm. Ngoài ra, chúng còn rất biết cách gây ấn tượng bằng hai túi khí xanh to tướng ở hai bên má.
Diện mạo hết sức sặc sỡ của ếch sừng Nam Mỹ (hay còn gọi là ếch Pacman). Đặc biệt, bức ảnh này được ghi lại khi ếch đang đuổi theo con mồi là một chú chuồn chuồn, tạo ấn tượng đặc biệt với người xem.
Ếch sừng Surinam còn được gọi là ếch sừng Amazon là một loài ếch dài đến 20 cm được tìm thấy ở phía bắc Nam Mỹ. Nó có một cái miệng đặc biệt rộng và có u nổi như sừng trên đôi mắt.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.