»

Chủ nhật, 19/01/2025, 11:44:26 AM (GMT+7)

Chiêm ngưỡng "vua khổng lồ" của loài chân đốt trên cạn

(14:55:08 PM 15/12/2014)
(Tin Môi Trường) - Cua dừa, sinh vật với kích thước lớn nhất của loài chân đốt trên cạn, có thể phá vỡ vỏ dừa và săn chuột bằng đôi càng chắc khỏe.

Chiêm[-]ngưỡng[-]"vua[-]khổng[-]lồ"của[-]loài[-]chân[-]đốt[-]trên[-]cạn

Với chiều dài khoảng 1 m, cua dừa là loài chân đốt trên cạn lớn nhất thế giới. Dù loài cua nhện Nhật Bản có kích thước lớn hơn nhưng chúng lại là loài sống dưới nước. Ảnh: BBC

 

Chiêm[-]ngưỡng[-]"vua[-]khổng[-]lồ"của[-]loài[-]chân[-]đốt[-]trên[-]cạn

Các nhà nghiên cứu chưa xác định chính xác số lượng loài cua dừa trên thế giới. Những số liệu thống kê không đầy đủ của tổ chức Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế chưa thể giúp họ khẳng định "vua khổng lồ" của loài chân đốt trên cạn đang trên bờ vực tuyệt chủng. Ảnh: jon slayer

 

Chiêm[-]ngưỡng[-]"vua[-]khổng[-]lồ"của[-]loài[-]chân[-]đốt[-]trên[-]cạn

 

Cua dừa sống trên các hòn đảo nhỏ ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tên của chúng là cua dừa, song thức ăn của loài chân đốt này khá đa dạng, gồm nhiều loại hoa quả và những loài cua nhỏ hơn. Ảnh: jon slayer

 

 

 

 

 

 

Chiêm[-]ngưỡng[-]"vua[-]khổng[-]lồ"của[-]loài[-]chân[-]đốt[-]trên[-]cạn

Khi ăn dừa, cua sử dụng cặp càng chắc khỏe bóc lớp vỏ bên ngoài. Sau đó, chúng đập càng liên tục vào sọ dừa cho tới khi nó vỡ.    Loài cua khổng lồ này sống trong những hang ngầm lót bằng sợi của vỏ dừa. Khác với mọi loại cua khác, cua dừa sống chủ yếu trên cạn và chỉ trở về biển khi mùa sinh sản tới. Ảnh: jon slayer

 

Chiêm[-]ngưỡng[-]"vua[-]khổng[-]lồ"của[-]loài[-]chân[-]đốt[-]trên[-]cạn

 

"Từ xa xưa, con người đã săn bắt cua dừa", Heather Koldewey, làm việc tại hội Động vật học London, Anh, cho biết. Giờ đây, chúng lại trở thành mồi ngon cho lũ chuột. Heather cùng các đồng nghiệp đã bắt đầu đợt khảo sát đầu tiên về số lượng loài cua dừa. Họ tìm kiếm chúng trên 3 hòn đảo thuộc quần đảo Chagos, Ấn Độ Dương. Ảnh: jon slayer

 

 

 

Chiêm[-]ngưỡng[-]"vua[-]khổng[-]lồ"của[-]loài[-]chân[-]đốt[-]trên[-]cạn

Tại những đảo nhỏ, nơi thực vật khan hiếm, chuột sẽ săn cua dừa nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều người đã chứng kiến cảnh tượng ngược lại khi cua dừa "chén" kẻ đi săn. Ảnh: charles sheppard

Chiêm[-]ngưỡng[-]"vua[-]khổng[-]lồ"của[-]loài[-]chân[-]đốt[-]trên[-]cạn

Trên quần đảo Chagos, lũ cua dừa sẽ an toàn. "Quần đảo này là một khu bảo tồn hải dương nghiêm ngặt vì vậy cua dừa sẽ an toàn khi ở đây", Heather nói. Ảnh: blogspotVideoCận cảnh cua khổng lồ ăn dừa

Nguyễn Thái/NZ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chiêm ngưỡng "vua khổng lồ" của loài chân đốt trên cạn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI