Thứ năm, 21/11/2024, 19:02:13 PM (GMT+7)

Bảo vệ 128 loài động vật trên cạn quý hiếm của Tây Nguyên

(09:52:49 AM 13/08/2016)
(Tin Môi Trường) - Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Xuân Cảnh - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), hiện nay ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng có 675 loài động vật có xương sống trên cạn, bao gồm 169 loài thú, 412 loài chim, 64 loài bò sát và 30 loài ếch nhái. Đặc biệt, trong đó có 128 loài động vật quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ, gồm 58 loài thú, 39 loài chim và 31 loài bò sát, ếch nhái.

Bảo[-]vệ[-]128[-]loài[-]động[-]vật[-]trên[-]cạn[-]quý[-]hiếm[-]của[-]Tây[-]Nguyên

Hiện nay ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng có 675 loài động vật có xương sống trên cạn -Ảnh: TL


Tây Nguyên hiện có trên 3,354 triệu ha rừng, đất rừng, trong đó có 2,25 triệu ha rừng, với độ che phủ 45,8%, còn lưu giữ nhiều thảm thực vật nhiệt đới ẩm, nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có các loài thú như mèo gấm, beo lửa, báo gấm, báo hoa mai, hổ, voi, hươu cà toong, hươu vàng, mang lớn, mang trường sơn, bò tót, bò rừng, bò xám, trâu rừng… Tây Nguyên cũng là nơi lưu trữ các nguồn gen thực vật, động vật quý hiếm lớn nhất của Việt Nam và của vùng Đông Nam Á. Các loài động vật có xương sống trên cạn ở Tây Nguyên chủ yếu tập trung nhiều nhất ở các Vườn quốc gia, như Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Chư Mom Ray (Kon Tum), các khu bảo tồn thiên nhiên như Tà Đùng, Nam Nung (Đắk Nông), Nam Ca, Ea Sô (Đắk Lắk), Kon Cha Rắng, Chư Prông (Gia Lai), Ngọc Linh (Kon Tum)…

 

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, số lượng động vật có xương sống ở Tây Nguyên có nguy cơ ngày càng giảm, nhất là các loài thú lớn như voi, bò tót, bò rừng, trâu rừng, hổ, báo, beo lửa, hươu cà toong…

Bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ, xử lý nghiêm các đối tượng săn bắn, mua bán, vận chuyển, giết mổ các loại động vật hoang dã, các tỉnh Tây Nguyên cần sớm triển khai các biện pháp đồng bộ như xây dựng các khu bảo vệ cấp tỉnh để bảo tồn nguyên vị hoặc đề xuất xây dựng các khu bảo vệ cấp quốc gia ở những nơi đa dạng sinh học cao. Đồng thời, các tỉnh Tây Nguyên cần nâng cao công tác bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế sự tác động đến vùng lõi của các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn của các hệ sinh thái…

Quang Huy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bảo vệ 128 loài động vật trên cạn quý hiếm của Tây Nguyên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

Ông Phạm Văn Sơn: Khơi dậy và lan toả tinh thần bảo vệ môi trường như một thói quen, hành động từ tiềm thức

(Tin Môi Trường) - Nghề bảo vệ môi trường không chỉ là một nghề mà còn là một sứ mệnh cao cả. Chúng tôi tin rằng chỉ những người có duyên và có phúc mới có thể làm nghề này, bởi vì đó là sự kết hợp giữa đam mê, tâm huyết và lòng yêu thiên nhiên. Hãy cùng nhau bảo vệ môi trường và lan tỏa tình yêu thiên nhiên!- Đó là những lời nói chân thành, mộc mạc được gửi gắm trong những câu chuyện thực tế và tâm huyết của ông Phạm Văn Sơn - Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam - thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường trao đổi nhân dịp Tuần lễ môi trường năm 2024.

Tin Môi Trường
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

VACNE 30 năm
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI