»

Thứ sáu, 22/11/2024, 14:06:24 PM (GMT+7)

Cảnh báo loài cá ngoại lai có thể sống 6 ngày trên cạn

(08:59:40 AM 03/06/2015)
(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học cảnh báo một loài cá nước ngọt họ cá rô có khả năng sống trong môi trường nước mặn và ở trên cạn tới 6 ngày sẽ trở thành "hiểm họa" đối với các sinh vật bản địa của Australia một khi chúng đến được đất liền.

 

Cảnh[-]báo[-]loài[-]cá[-]ngoại[-]lai[-]có[-]thể[-]sống[-]6[-]ngày[-]trên[-]cạn

Loài cá rô này có thế sống 6 ngày trên mặt đất, đi chuyển bằng mang và sống trong nước mặn. Ảnh: Guardian

 

Theo nhà sinh thái học biển Nathan Waltham, ông cùng các đồng nghiệp ở Đại học James Cook phát hiện loại cá rô này ở các vũng nước mặn trong chuyến thám hiểm tới các đảo hồi tháng 12/2014. Điều này gióng lên một hồi chuông cảnh báo do đó là vào mùa khô, nước tại các khu vực đất ẩm có mật độ muối rất cao, gấp đôi so với lượng muối trong nước biển, song loài cá này vẫn có thể sống được. Tuy nhiên, Tiến sĩ Waltham nhận định khả năng chúng có thể bơi qua đại dương để đến đất liền là rất thấp. Nguy cơ cao hơn là chúng "đi nhờ" các tàu đánh cá hoặc mắc vào lưới rồi được vứt lại.


Tiến sĩ Waltham cho biết loài cá này có thể thở trên mặt đất, trườn trên đất bằng mang và vây trước, ngủ đông trong bùn suốt 6 tháng và nước mặn không phải là vấn đề đối với chúng. Phạm vi di chuyển của loài các có nguồn gốc từ Đông Nam Á này rất lớn, chúng đã lan khắp Indonesia, Java và Papua New Guinea chỉ trong 4 thập kỷ. Loài cá nước ngọt này được phát hiện vào cuối năm 2005 trên đảo Boigu và Saibai, hai đảo tiền tiêu phía bắc của Australia, cách Papua New Guinea không đến 10 km và mũi York của Australia 160 km.


Với đôi mang cứng, loài cá rô này là mối đe dọa đối với những loài cá ăn thịt bản địa. Các nhà khoa học đã phát hiện những xác cá chẽm (barramundi) và cá trê trên đảo Boigu và Saibai chết do ăn phải những con cái ngoại lai này và bị đôi mang mắc tại cổ. Ngoài cá, những loài chim cũng có thể là nạn nhân của sinh vật này. Với khả năng chịu đựng cao, chúng có thể phát triển mạnh ở những điều kiện sống khắc nghiệt, gây ảnh hưởng tới sự sinh tồn của nhiều loài thủy sinh khác.


Hiện nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Waltham đang tiến hành kiểm tra sức chịu đựng của loài cá này đối với môi trường nước mặn, thiếu khí cũng như nhiệt độ khác thường nhằm tìm cách kiểm soát số lượng loài này và dự đoán xu hướng di cư của chúng.

 

Nếu đến được đất liền, loài cá này sẽ góp mặt trong danh sách những loài sinh vật xâm lấn đến từ Papua New Guinea trong đó vốn đã ghi danh cá trê trắng, cá quả, cá pacu, cá rô phi và cá tai tượng, những loài đe dọa đến sinh vật bản địa của Australia.

BT(tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cảnh báo loài cá ngoại lai có thể sống 6 ngày trên cạn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI