»

Thứ tư, 27/11/2024, 08:29:14 AM (GMT+7)

Cần hạn chế đánh bắt hải sản mang tính tận diệt ở Bạc Liêu

(21:34:41 PM 22/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Mặc dù, các phương tiện thông tin đại chúng liên tục phản ảnh, các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác, đánh bắt thủy sản gần bờ mang tính tận diệt, làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản ở Bạc Liêu, nhưng hiện nay, nạn đánh bắt này chưa giảm, mà đang có chiều hướng gia tăng khi nguồn lợi tôm cá vào mùa sinh sản.

Cần hạn chế đánh bắt hải sản mang tính tận diệt ở Bạc Liêu - Ảnh minh họa


Theo ông Trần Xí Khuôl - Chi cục phó Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Bạc Liêu, do nguồn kinh phí hạn chế, nên đơn vị không thể tổ chức tuần tra thường xuyên trên biển. Do đó, rất khó quản lý nạn khai thác trái phép trong vùng cấm. Hiện tại, không chỉ có tàu cá ở địa phương, mà nhiều tàu cá ở các tỉnh lân cận như Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang… “đột nhập” vào vùng biển cấm của Bạc Liêu khai thác vô tội vạ, làm nhiều nguồn lợi thủy sản trước nguy cơ tiệt chủng.

Liên tục từ đầu năm đến nay, mỗi khi nước biển dâng (nước lớn), khu vực gần các cửa biển Nhà Mát, Cái Cùng, Gành Hào của tỉnh Bạc Liêu xuất hiện nhiều tàu, ghe cào đôi có công suất từ 350 – 450 CV xâm nhập vào đánh bắt trái phép vùng biển cấm. Mặc dù vùng biển ven bờ cấm tuyệt đối các phương tiện có công suất từ 90CV trở lên hoạt động khai thác, thế nhưng gần đây, qua kiểm tra mỗi ngày có hàng chục tàu hoạt động vi phạm ngư trường, vùng khai thác. Đặc biệt, có lúc cao điểm mỗi ngày có khoảng 30 cặp tàu cào đôi (60 chiếc) ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang… ngang nhiên khai thác hải sản ven bờ. Trong khi đó, đây là thời điểm sinh sản tập trung của các loài hải sản cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Do đó, việc các ghe cào đôi có công suất lớn gấp nhiều lần cho phép, không chỉ vi phạm vùng biển khai thác, mà còn ảnh hưởng, tàn phá nghiêm trọng đến môi trường, nguồn lợi hải sản. Các ghe cào đôi thường văng lưới cào có bề ngang khoảng 100m, do đó các loại phù du, thảm thực vật, san hô và các loại hải sản nhỏ bị cào sạch. Việc khai thác đánh bắt như thế làm hủy hoại, tận diệt nguồn lợi hải sản.

Bạc Liêu có chiều bờ biển dài 56 km, với 3 cửa biển lớn gồm Nhà Mát, Cái Cùng và Gành Hào với vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 20.740 km2 nằm ở biển Đông, trong đó vùng "đệm" rộng hơn 1.000 ha, dài hơn 12km - là "nôi" sinh sản của nhiều loài thủy sản nghiêm cấm khai thác dưới mọi hình thức. Theo Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ, đối với tàu có công suất trên 90CV chỉ được khai thác vùng khơi, nghiêm cấm khai thác hải sản vùng biển ven bờ. Tàu từ 20CV đến dưới 90 CV được khai thác hải sản vùng lộng và tàu có công suất dưới 20CV mới được khai thác vùng biển ven bờ. Mặc dù Nghị định trên đã được tuyên tuyền đến các chủ tàu, nhưng ngư dân cố tình “không biết”, đã gây áp lực không nhỏ đến công tác quản lý khai thác, đánh bắt trên vùng biển Bạc Liêu.

Huỳnh Sử (TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cần hạn chế đánh bắt hải sản mang tính tận diệt ở Bạc Liêu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI