»

Chủ nhật, 24/11/2024, 15:33:36 PM (GMT+7)

6 loài động vật cực kỳ nguy cấp năm 2012

(14:22:38 PM 30/06/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Trong số hơn 63 nghìn loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, thì có 6 loài động vật đang rơi vào tình trạng cực kỳ nguy cấp.

Trong sách đỏ do Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) mới công bố tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Phát triển bền vững 2012 ở Rio de Janeiro, Brazil cho biết, trong số hơn 63 nghìn loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng, thì có 6 loài động vật đang rơi vào tình trạng cực kỳ nguy cấp.

 

 

Dưới đây là danh sách 6 loài động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp:

Khỉ Titi Caquetá được phát hiện vào năm 2010 tại Colombia có nguy cơ tuyệt chủng cao do mất môi trường sống và phân bố nhỏ lẻ. Ngoài ra chúng còn bị người dân ở nông thôn miền đông Colombia săn bắn lấy thịt.

 

Khỉ Titi Caquetá (Ảnh: Nationalgeographic)

 


Chim Regent Honeyeater (Ảnh: Nationalgeographic)


 
Chim Regent Honeyeater có nguồn gốc từ miền đông nam nước Úc đã bị giảm số lượng cực kỳ nhanh trong vài thập niên qua do mất rừng, hạn hán và ngành nông nghiệp lấn chiếm. Không những thế, nó còn phải cạnh tranh sinh tồn với các loài khác.
 

Khỉ mũi hếch Myanmar (Ảnh: Nationalgeographic)

 
Khỉ mũi hếch Myanmar mới được phát hiện vài năm trở lại đây qua mẫu vật thu được từ một thợ săn ở Miến Điện vào năm 2010. Loài khỉ này đang đứng trước nguy cơ cực kỳ nguy cấp do nạn săn bắn lấy xương, lông thú và đặc biệt là lấy hộp sọ, bộ não của khỉ để dùng trong mục đích y học. Ngoài ra nạn bẫy các thú rừng khác cũng gián tiếp đe dọa loài khỉ mũi hếch.
 

Chim Rio Branco Antbird (Ảnh: Nationalgeographic)

 

Chim Rio Branco Antbird sống dọc theo lòng song ở miền bắc Brazil và phía tây Guyana. Theo dự đoán của các nhà khoa học, loài chim này có thể biến mất hoàn toàn do sự phát triển của con người chỉ trong vòng hai thập kỷ tới. Để bảo vệ loài chim này khỏi tuyệt chủng thì yêu cầu cấp thiết là phải bảo vệ môi trường sống của chúng.

 

Chim Hoary-Throated Spinetail (Ảnh: Nationalgeographic)

 

Chim Hoary-Throated Spinetail vào năm 2008 đã đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Đến giờ loài chim này đang lâm vào tình trạng cực kỳ nguy cấp. Hiện loài chim chỉ sinh sống ở một khu vực nhỏ ở Brazil và Guyana. Khoảng đến năm 2023, môi trường sống của chúng có thể bị mất tới 80%.

 

Ếch Hula Painted (Ảnh: Nationalgeographic)

 
Ếch Hula Painted sống ở thung lũng Hula của Israel. Chúng đã từng bị cho là tuyệt chủng vào năm 1955 nhưng đến năm 2011 loài ếch này đã được tái khám phá. Hiện ếch Hula đang rơi vào tình trạng cực kỳ nghiêm trọng. Do các đầm lầy đã được thoát nước làm suy giảm nguồn ăn chính của ếch là muỗi, nguy cơ thu hẹp môi trường sống và bị các loài chim săn bắt. 
theo Đất Việt (theo Nationalgeographic)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 6 loài động vật cực kỳ nguy cấp năm 2012

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI