»

Thứ tư, 30/10/2024, 04:23:43 AM (GMT+7)

Tọa đàm về chính sách bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp của một số nước khu vực Châu Á – Kinh nghiệm đối với Việt Nam lần thứ hai

(12:27:21 PM 01/07/2020)
(Tin Môi Trường) - Ngày 30/ 6 /2020,, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã phối hợp với Thư viện Quốc hội thuộc Văn phòng Quốc hội Việt Nam tổ chức một buổi Tọa đàm khoa học về chính sách bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp của một số nước khu vực Châu Á – Kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Tọa[-]đàm[-]về[-]chính[-]sách[-]bảo[-]tồn[-]các[-]loài[-]động,[-]thực[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp[-]của[-]một[-]số[-]nước[-]khu[-]vực[-]Châu[-]Á[-]–[-]Kinh[-]nghiệm[-]đối[-]với[-]Việt[-]Nam[-]lần[-]thứ[-]hai

Quang cảnh toạ đàm

 

Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng chính sách và công tác tuyên truyền bảo vệ động thực vật hoang dã, cuộc Tọa đàm thu hút sự tham gia của 35 đại biểu, khách mời, bao gồm các đại biểu Quốc hội, đại biểu đến từ một số cơ quan của Đảng, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên. Cuộc Tọa đàm này nằm trong chuỗi ba hoạt động do Chương trình Động vật hoang dã Châu Á (USAID Wildlife Asia) của USAID chủ trì thực hiện, hướng tới việc chấm dứt nhu cầu tiêu thụ trái phép sản phẩm từ động vật hoang dã tại Việt Nam. 

 

Nếu cuộc Tọa đàm lần thứ nhất do hai cơ quan trên tổ chức vào tháng 7 năm 2019 tập trung vào phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã thì tại cuộc Tọa đàm lần thứ hai này chú trọng hơn đến việc chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã và phương thức tuyên truyền hiệu quả, cụ thể là việc định hướng một chiến lược tuyên truyền mang tính quốc gia và tập trung vào đối tượng người sử dụng. Các hoạt động truyền thông được coi là phương thức sẽ góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, giảm thiểu và hướng tới chấm dứt nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã. 
 
Ông Phạm Đình Toản, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết: “Sau cuộc Tọa đàm được tổ chức vào tháng 7 năm ngoái, việc nhìn nhận, đánh giá những hạn chế của quy định của pháp luật và thực trạng tội phạm liên quan đến động vật hoang dã, công tác bảo vệ động vật hoang dã đã có những tiến bộ và được quan tâm hơn. Gần đây nhất, ngày 28/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/TC-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona gây ra, trong đó có nội dung yêu cầu cấm nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam nhằm phòng, chống dịch bệnh. Chúng tôi hy vọng rằng buổi Tọa đàm ngày hôm nay sẽ là một kết quả tích cực tiếp theo khi chúng ta có thể trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm quý, bài học hay trong xây dựng chính sách cũng như phương thức tuyên truyền, giáo dục hiệu quả, qua đó làm giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã tại Việt Nam”.
 
Ông Michael Greene, Giám đốc USAID Việt Nam cũng cho biết: “Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá cao và ủng hộ các sáng kiến hay và sáng tạo nhằm đấu tranh chống lại tội phạm về động vật hoang dã cũng như giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Tọa đàm hôm nay là bước đệm để những quyết tâm chính trị sẽ được hiện thực hóa thành những hành động cụ thể của mọi cấp chính quyền. Sức ép từ cộng đồng quốc tế và sự bùng phát của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra là những yếu tố thúc đẩy Việt Nam cần sớm có những chính sách mạnh mẽ hơn và những biện pháp hiệu quả nhằm giảm nhu cầu sử dụng động vật hoang dã. Chấm dứt nhu cầu sử dụng động vật hoang dã không chỉ là cách bảo vệ sức khỏe của con người khỏi những virus truyền bệnh lạ nguy hiểm mà còn góp phần vào việc bảo tồn, duy trì giống nòi và sự sinh tồn cho nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp” .
 
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã cho thấy sự chủ động và tích cực trong công tác bảo tồn, bảo vệ động vật hoang dã, phản ánh thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, những quy định mới được ban hành nhằm bảo vệ động vật hoang dã. Trong khu vực, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã khá toàn diện. Từ đầu năm 2018, Bộ Luật Hình sự sửa đổi đã thắt chặt các chế tài xử phạt, tội phạm về động vật hoang dã có thể bị phạt tiền lên tới 15 tỷ đồng (tương đương với 630,000 đô la Mỹ) và bị phạt tù lên tới 15 năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được xem là điểm nóng về tiêu thụ và trung chuyển nhiều loài động vật hoang dã. Chính vì vậy, trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và các ý kiến của các đại biểu tham dự, kết quả thu được từ cuộc Tọa đàm khoa học này sẽ được tổng hợp và cung cấp thêm thông tin đến các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong quá trình chuẩn bị và ban hành chính sách, pháp luật liên quan của Việt Nam.

 Tại Tọa đàm, các Đại biểu Quốc Hội đã chia sẻ nhiều ý kiến đáng chú ý: 

 

Tọa đàm về chính sách bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp của một số nước khu vực Châu Á – Kinh nghiệm đối với Việt Nam lần thứ hai
.Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội 
 
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội đã đánh giá cao ý nghĩa của buổi Tọa đàm. Ông cho rằng Tọa đàm rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay, khi mà chúng ta đang hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc biệt sau đại dịch covid-19, các chính sách bảo tồn ĐVHD nguy cấp là hết sức cần thiết trong bối cảnh này. Ông Cường cũng cho biết hiện nay vẫn còn một số vướng mắc trong các quy định về ĐVHD  như vướng mắc trong truy cứu trách nhiệm hình sự (ví dụ như định nghĩa thế nào là bộ phận tách rời), trong xử lý vật chứng… Ông cũng đánh giá về tổ chức thực hiện, các cơ quan hữu quan đã rất quan tâm qua việc đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, tăng cường thanh tra. Ông kiến nghị cần tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, trách nhiệm của cán bộ công chức. Luật An Ninh Mạng cần nghiêm cấm việc buôn bán ĐVHD qua mạng. Luật Bưu chính: cần bổ sung quy định kiểm tra các loại hàng hóa liên quan đến vùng miền. 
 
Tọa đàm về chính sách bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp của một số nước khu vực Châu Á – Kinh nghiệm đối với Việt Nam lần thứ hai
Ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc Hội
 
Ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc Hội, chia sẻ Việt Nam được đánh giá là có hệ thống pháp lý tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, quy định pháp luật của Việt Nam có nói đến vấn đề cấm vận chuyển, buôn bán và tàng trữ ĐVHD nhưng chưa cấm sử dụng. Như vậy coi như mới chỉ cấm một nửa,  mới cấm bên ngoài, chưa cấm bên trong. Chúng ta cần phải can thiệp vào hành vi sử dụng. Trong đại dịch covid-19 vừa rồi, công tác truyền thông đã hình thành tâm lý sợ, hay nói cách khác là tâm lý tự bảo vệ mình trong cộng đồng. Có thể nói đây là một cơ hội tốt nhất để chúng ta tận dụng tâm lý này để đẩy mạnh các dự án truyền thông không sử dụng ĐVHD. Nếu đẩy mạnh truyền thông không sử dụng ĐVHD trong bối cảnh này sẽ có những tác động vô cùng hiệu quả. Có thể nói bây giờ đang  là thời điểm vàng để thúc đẩy các dự án tuyên truyền về ĐVHD.                          
 
Tọa đàm về chính sách bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp của một số nước khu vực Châu Á – Kinh nghiệm đối với Việt Nam lần thứ hai
Ông Trương Minh Hoàng, Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc Hội 
 
Ông Trương Minh Hoàng, Phó Chủ Nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc Hội cho rằng Tọa đàm này rất hữu ích đối với những người làm có liên quan đến luật pháp như ông. Ông cũng rất muốn tham thảo thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia quốc tế xem hiện nay trên thế giới có nước nào cấm sử dụng ĐVHD không và có bao nhiêu nước? Mức xử phạt cho hành vi thực hiện giữa người bán và người mua là như thế nào?
 
Chia sẻ thêm về kết quả ở nước nào ấn tượng nhất về kết quả đạt được?  Theo ông thì công ước đối xử giữa người mua và người bán tham khảo từ nước ngoài  áp dụng vào luật pháp việt nam rất khó khăn. Ví dụ như luật Thủy sản, tìm chỗ nào có quy định , ở lâm nghiệp có sử dụng dc 4 cụm từ buôn bán, 11 cụm từ mua bán. Ở Việt Nam, khi mà đưa vào sử dụng cụm từ mua bán, có nghĩa là xử lý cả người mua, lồng vào đó là từ sử dụng.
 
Tọa đàm về chính sách bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp của một số nước khu vực Châu Á – Kinh nghiệm đối với Việt Nam lần thứ hai
Bà Trần Thị Quốc Khánh, Đại biểu Quốc Hội, Ủy viên thường trực Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi Trường của Quốc Hội
 
Bà Trần Thị Quốc Khánh, Đại biểu Quốc Hội, Ủy viên thường trực Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi Trường của Quốc Hội, đã chia sẻ tại Tọa đàm: Sử dụng động vật hoang dã thể hiện sự tham lam của con người về thiên nhiên. ĐVHD góp phần vào việc cân bằng hệ sinh thái. Nên rất cần nhiều hội thảo, tọa đàm như thế này không chỉ để nâng cao nhận thức con người về thiên nhiên để tránh những đại dịch trong tương lai như dịch covid-19 mà còn để không tàn sát thiên nhiên. Bà nghiệm thấy nước nào tiêu thụ ĐVHD là thiên nhiên nổi giận. Đại dịch covid-19 chính là một sự phản ứng từ thiên nhiên do con người tác động vào. Bà cũng kiến nghị cần sớm xây dựng một luật về bảo vệ Động vật hoang dã.
THIÊN ÂN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tọa đàm về chính sách bảo tồn các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp của một số nước khu vực Châu Á – Kinh nghiệm đối với Việt Nam lần thứ hai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc

Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc

(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất là kết quả nổi bật mà hàng chục đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra trong Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” (tiếng Anh là Workshop on the Impact Assessment and CO2 Reduction) được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI