»

Thứ bảy, 18/01/2025, 08:00:00 AM (GMT+7)

Kêu gọi toàn cầu cấm tiêu thụ động vật hoang dã nguy cấp làm thực phẩm Tin video

(01:21:49 AM 04/03/2020)
(Tin Môi Trường) - Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam nằm trong những nước mà các thị trường/chợ buôn bán động vật hoang dã gây ra các mối nguy dịch bệnh

Nhóm các nhà hoạt động bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) của tổ chức quốc tế Humane Society International (HSI) (chuyên hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi động vật) kêu gọi một  lệnh cấm khẩn cấp trên toàn thế giới đối với nạn buôn bán ĐVHD, sau khi Trung Quốc tuyên bố  sẽ cấm việc toàn diện hành vi mua và bán ĐVHD để làm thức phẩm trước những nghi ngờ vì sự liên quan của vấn nạn này với tình hình dịch bệnh corona nghiêm trọng như hiện nay.

 

Kêu[-]gọi[-]toàn[-]cầu[-]cấm[-]tiêu[-]thụ[-]động[-]vật[-]hoang[-]dã[-]nguy[-]cấp[-]làm[-]thực[-]phẩm

Ảnh: HSI

 

HSI cho biết việc săn bắn, buôn bán và giết mổ các loài ĐVHD cho nhu cầu thực phẩm của con người xảy ra ở hầu khắp cả châu Á và châu Phi ví dụ như In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Việt Nam và Tây, Trung và Đông Phi, cũng như một số nước ở Nam Mỹ. Đây là mối đe doạ làm tăng nguy cơ lây lan các bệnh từ động vật sang người và có nguy cơ gây tử vong cao. Chính phủ các nước trên khắp thế giới cần đóng cửa thị trường ĐVHD, như cách  Trung Quốc vừa mới ban hành luật cấm. Đại diện của HSI tại các nước Nam Phi, Nê-pal, Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Hoa Kỳ, Úc, Guatemala, Sri Lanka, Việt Nam, Vương quốc Anh, Honduras, El Salvador và Costa Rica cùng chung tay kêu gọi một hành động mang tính toàn cầu.

 

Ông Jeffrey Flocken, Chủ tịch HSI cho biết: “Trung Quốc đã có hành động quyết đoán để ngăn chặn nạn buôn bán ĐVHD cho nhu cầu tiêu dung của con người mà liên quan đến cuộc khủng hoảng nCovid-19 toàn cầu như hiện nay, nhưng sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nêu chúng ta nghĩ rằng những nguy cơ tiềm ẩn này chỉ xảy ra ở Trung Quốc. Việc săn bắn và tiêu thụ ĐVHD là hoạt động thương mại toàn cầu gây ra sự đau khổ vô cùng lớn cho hàng trăm nghìn động vật mỗi năm, bao gồm cả các loài quý hiếm đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Buôn bán ĐVHD cũng có thể gây ra các cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu như Covid-2019 hiện nay, hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS 2003) và cúm gia cầm gây chết người. Thị trường ĐVHD trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi, đang lan rộng và đó có thể là nguồn tiềm ẩn dịch bệnh trong tương lai”.
 
 Tại các bang phía đông bắc Ấn Độ, ĐVHD như tê tê Trung Quốc (tê tê vàng) và một số loài chim trời thường được bán làm thực phẩm cho con người. Thịt kỳ đà Bengal và thịt rùa mai phẳng Ấn Độ cũng được tiêu thụ phổ biến trên khắp đất nước, chủ yếu do niềm tin mù quáng rằng chất béo được lưu trữ ở đuôi kỳ đà có thể chữa khỏi bệnh viêm khớp mặc dù cả hai loài này đều nằm trong Nhóm 1- nhóm được ưu tiên bảo vệ theo luật bảo vệ ĐVHD, 1972. Tai một vài bang phía bắc Ấn Độ, mắt của chim cú được xem là thần dược tăng cường  thị lực cho con người.
 
Tại In-đô-nê-xia, có hàng trăm chợ buôn bán động vật trên khắp đất nước. Theo đánh giá của các nhà khoa học, đây được xem là môi trường thuận lợi cho các loại vi rút gây bệnh mới và có khả năng gây chết người, sinh sống và phát triển, chẳng hạn như vi rút corona. ĐVHD bị  bán và giết mổ ở các nơi công cộng và trong điều kiện mất vệ sinh. Việc buôn bán ĐVHD diễn ra cùng với việc buôn bán chó và mèo cũng được chứng minh là có nguy cơ truyền nhiễm bệnh dại. Vào tháng 1 năm nay, HSI, trong vai trò thành viên  liên minh các tổ chức làm về phúc lợi động vật có tên tiếng Anh là the Dog Meat Free Indonesia Coalition, đã viết thư đệ trình gửi Tổng thống Indonesia Ngài Joko Widodo, kêu gọi các hành động khẩn cấp để Inđô nê-xia không trở thành nơi bắt nguồn tiếp theo của một loại vi rút gây chết người, bằng cách giải quyết các rủi ro tiềm ẩn ở những khu chợ động vật.
 
Ông Flocken cho biết thêm: “Chúng ta đã biết rằng các thị trường thịt chó và mèo ở In-đô-nê-xi-a là một điểm nóng truyền bệnh và theo kết quả điều tra của chúng tôi thì những chú chó dương tính với bệnh dại vẫn bị bán và giết mổ để tiêu thụ ở những khu chợ này. Thực tế là chó bị nhốt và giết mổ cùng với các ĐVHD như rắn, dơi và chuột, In-đô-nê-xi-a chắc chắn phải có biện pháp phòng ngừa ngay bây giờ để đảm bảo không trở thành nơi tiếp theo sản sinh ra những ổ vi rút chết người. Các chợ, nơi buôn bán ĐVHD trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á và châu Phi, cũng có thể tạo ra những rủi ro tương tự. Việc buôn bán ĐVHD là một cuộc khủng hoảng toàn cầu đòi hỏi phải có hành động cấp bách toàn cầu.
 
Việc tiêu thụ thịt ĐVHD cũng là một vấn đề tại Việt Nam như thịt lợn rừng, sơn dương và các loài chim hoang dã bên cạnh những sản phẩm từ gấu, rắn, tê tê và cầy hương, và đặc biệt rượu rắn cũng được sử dụng khá phổ biến. Một số nghiên cứu được thực hiện trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ người Việt Nam tiêu thụ ĐVHD khá lớn.
 
Thịt thú rừng, bao gồm cả những sản phẩm lấy từ linh trưởng, vẫn đang được tiêu thụ nhiều nơi ở châu Phi. Đầu tháng 2 này, chính phủ Tanzania đã thông qua việc xây dựng các lò mổ dành cho buôn bán thịt thú rừng. Ước tính có khoảng 12.000 con sư tử được nuôi nhốt trong điều kiện tệ hại ở Nam Phi, để tạo điều kiện cho việc xuất khẩu xương sư tử sang khu vực Đông Nam Á để được “hoá phép” các sản phẩm rượu xương hổ. Sư tử là vật chủ của  Virut gây bệnh Lao (TB), virut này có thể sống sót trong cả giai đoan mài từ xương sang bột.
 
Ở Guatemala và El Salvador, thịt cá sấu, cự đà Nam Mỹ và các loài bò sát khác vẫn thường được tiêu thụ kể cả trong suốt mùa chay mặc dù điều này là bất hợp pháp. 
 
Trong tuần này, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã nâng lệnh cấm việc buôn bán, tiêu thụ  ĐVHD tạm thời thành lệnh cấm toàn diện việc này (lệnh cấm này tương đương giá trị của một luật quốc gia). Cụ thể, trong thông báo, được ban hành như một biện pháp khẩn cấp, tạo ra một lệnh cấm toàn diện đối với việc buôn bán ĐVHD trên cạn mua và bán làm thực phẩm, bao gồm cả những loài động vật được nhân nuôi sinh trưởng
Xem video về:Kêu gọi toàn cầu cấm tiêu thụ động vật hoang dã nguy cấp làm thực phẩm
BYV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kêu gọi toàn cầu cấm tiêu thụ động vật hoang dã nguy cấp làm thực phẩm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI