Truyền thông giảm thiểu tiêu thụ động vật hoang dã
(11:36:53 AM 23/07/2013)Truyền thông sẽ giảm thiểu tiêu thụ động vật hoang dã- Ảnh minh họa TMT
Dù có nhiều ý kiến cho rằng truyền thông giảm tiêu thụ ĐVHD nên tiến hành theo các cấp độ từ trên xuống (nghĩa là từ các quan chức nhà nước, cơ quan thực thi pháp luật đến các doanh nghiệp, công ty rồi mới đến cộng đồng) hoặc truyền thông phải tập trung vào đối tượng tiêu thụ... nhưng đại diện VACNE lại cho là phải bắt đầu truyền thông cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí. Họ là một thành viên quan trọng cuả cộng đồng, cũng là đối tượng cần tiếp nhận thông tin về lĩnh vực này, để truyền thông đa dạng và chính xác hơn. Bởi các cơ quan báo chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn dư luận xã hội. Nếu cơ quan truyền thông không quan tâm bảo vệ ĐVHD, hoặc không rõ về lĩnh vực này, thì cả cộng đồng sẽ bị mù mờ, nhiễu loạn thông tin. Nội dung thông tin từ báo chí lại không chính xác (do người viết thiếu hiểu biết) thì hậu quả sẽ khó lường.
Ngươc lại, nếu người làm công tác truyền thông nắm vững những kiến thức cơ bản và có được những thông tin chuẩn xác, thì không những các hành vi xâm hại ĐVHD bị lên án, mà những kẽ hở trong quản lý, trong văn bản luật pháp về lĩnh vực này cũng kịp thời được phơi bày.
Cho rằng: hiệu quả báo chí đối với thợ săn bắn ĐVHD (chủ yếu là đồng bào nghèo ở vùng sâu, vùng xa) bằng không, là chưa sát thực. Bởi hàng ngày bà con ta (dù ở vùng sâu, vùng xa) đều được tiếp cận với báo chí, đó là báo nói và báo hình (bằng tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số). Ngoài ra, bà con còn được tiếp cận với Tin Ảnh Dân tộc miền núi (bằng chữ dân tộc), báo Biên phòng…do Chính phủ cấp miễn phí tới tất cả các trưởng thôn bản, các đồn biên phòng.
Đối tượng tiêu thụ ĐVHD thường xuyên đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, vào mạng Internet… nhưng họ vẫn tiêu thụ sừng tê giác, mật gấu, rắn hổ mang, cao hổ cốt…bởi họ bị chi phối bởi những thông tin đồn thổi, chưa chính xác về sản phẩm ĐVHD. Đây chính là lỗi của phóng viên, của các cơ quan truyền thông và các cơ quan chức năng liên quan tới lĩnh vực này.
Nếu có những thông tin, dẫn liệu khoa học đáng tin cậy về hiệu quả thực, cũng như hệ lụy khi sử dụng các loại sản phẩm này thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ giảm đi. Bởi không ai dại gì, khi mua một sản phẩm có cùng công dụng, với giá cả lại quá đắt. Khi những thông tin về những bệnh nhân cấp cứu (hoặc tử vong) về việc “sử dụng mật gấu không đúng cách, dùng mật gấu lẫn mụn mủ bị nhiễm bệnh", “sử dụng sừng tê giác tăng sinh lực là trò lừa đảo”…thường xuyên được đề cập, chắc chắn thái độ của người tiêu dùng ĐVHD sẽ thay đổi.
Nhưng muốn thông tin chuẩn xác, phải đầu tư nghiên cứu, đưa ra những dẫn liệu khoa học có sức thuyết phục, con người có địa chỉ cụ thể. Những câu: "Nói không với mật gấu", "Sừng tê giác không phải là thuốc" ở đâu đó đưa ra, mãi vẫn chỉ là khẩu hiệu. Chưa kể tới tác dụng ngược của những khẩu hiệu này, nếu chỉ gợi sự tò mò và kích thích bản năng xấu của người đọc, với cách suy diễn “sản phẩm quý hiếm thì mới cấm”.
Bảo vệ ĐVHD chỉ bằng cách tuyên truyền, vận động chung chung (đôi khi còn hời hợt) thì đương nhiên không hiệu quả. Cốt lõi của vấn đề là phải thông tin sâu đậm, để họ hiểu được: Bảo vệ ĐVHD là bảo vệ quyền lợi cho chính họ và cộng đồng dân cư địa phươngl đồng thời phải có chính sách, luật pháp đồng bộ đi kèm. Nhất là vấn đề chia sẻ lợi ích và tạo sinh kế cho người dân tích cực bảo vệ động vật hoang dã đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)
-
Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định
-
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
-
Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
-
Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
-
Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
-
“Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên
(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.
.jpg)