Toàn cảnh diễn biến siêu bão Haiyan làm chao đảo Philippines
(14:10:23 PM 14/11/2013)Philippines hôm 8/11 hứng trọn sức tàn phá của siêu bão Haiyan, với đường kính ảnh hưởng lên đến 600 km. Ảnh: NOAA
4h40, ngày 8/11, siêu bão Haiyan đổ bộ vào đảo Samar, cách thủ đô Manila 600 km về phía đông nam và ở miền trung Philippines, rồi nhanh chóng di chuyển về phía tây bắc, tấn công các tỉnh Leyte và Iloilo. "Sức gió đạt 310 km/h, hiếm có tòa nhà nào chịu được gió mạnh đến thế", AFP dẫn lời miêu tả siêu bão của chuyên gia khí tượng Jeff Master của tổ chức Weather Underground.
Tại Tacloban, thủ phủ tỉnh Leyte, chỉ ít phút sau khi Haiyan đổ bộ, nước lũ tràn lên nhanh chóng, nhấn chìm các khu dân cư ven bờ biển. New York Times dẫn lời Virginia Basinang, một giáo viên về hưu 54 tuổi, cho biết bà và gia đình gần như không kịp phản ứng gì khi bão về. Họ chỉ biết vật lộn tìm cách thoát thân trong dòng nước lũ.
Hình ảnh dòng nước chảy siết, tiếng người bị nạn gào thét, xác người và mảnh vỡ nổi lềnh bềnh hằn sâu trong tâm trí Basinang. "Có những người hoặc kiên trì, hoặc may mắn mà thoát chết, nhưng đa số thì không được như vậy", bà cho biết. Nửa tiếng sau khi Haiyan ập vào bờ, 14 xác chết xuất hiện quanh mảnh tường đối diện nhà bà.
Thành phố với 220.000 người dân này bỗng chốc trở nên hoang phế, khi xác chết đầy đường, nhà cửa bị tàn phá, cây cối bật gốc và hệ thống điện, viễn thông bị ngắt. Những người sống sót trắng tay, không nhà cửa, thiếu thốn nước uống và thực phẩm.
Ngày 9/11, những tổn thất về sinh mạng đầu tiên được công bố. AFP dẫn lời ông John Andrews, phó tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Philippines, cho hay ít nhất 100 người đã thiệt mạng.
Nhưng ngay sau đó, con số thương vong được thông báo tăng lên gấp hơn 10 lần. “Ước tính hơn 1.000 thi thể đang trôi nổi ở Tacloban theo báo cáo của Hội Chữ thập đỏ Philippines”, Gwendolyn Pang, tổng thư ký hội cho biết. “Ở Samar có khoảng 200 người thiệt mạng nữa. Việc xác nhận đang diễn ra”.
Bộ trưởng Nội vụ Philippines Manuel Roxas được phái xuống vùng bị nạn nhằm triển khai công tác cứu hộ, nhưng khó khăn trở ngại là rất lớn.
"Công tác cứu hộ vẫn đang được triển khai. Chúng tôi dự kiến con số thương vong sẽ rất cao", ông Roxas khi đó nói. "Tất cả hệ thống, tiện ích của cuộc sống hiện đại, liên lạc, điện, nước đều tê liệt. Truyền thông cũng bị cắt đứt, vì không có cách nào để liên lạc với những người ở xa".
Các nhóm cứu hộ cho biết họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân phát thực phẩm và nước uống đến các vùng thiệt hại, do đường sá bị tàn phá và cây đổ chắn ngang.
Xác chết đầy đường, nhà cửa bị tàn phá là những cảnh tượng phổ biến trong những ngày này tại Tacloban, thành phố chịu ảnh hưởng nặng nhất trong cơn bão. Ảnh: AFP
Ngày 10/11, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đích thân thị sát khu vực bị nạn, trong đó có thành phố Tacloban, nơi chịu nhiều thiệt hại nhất. Ông Aquino thừa nhận những khó khăn trong công tác cứu hộ, bởi "các quan chức địa phương là những người phải có phản ứng đầu tiên, nhưng rất nhiều trong số họ chịu ảnh hưởng của bão và không thể nào hoàn thành công việc".
Trong khi đó, con số thương vọng được báo cáo không ngừng tăng cao. "Chúng tôi đã có cuộc họp vào tối qua với thống đốc tỉnh và các quan chức khác. Thống đốc cho hay, theo ước tính của họ, có khoảng 10.000 người đã thiệt mạng", cảnh sát trưởng khu vực Elmer Soria thuộc Tacloban khi ấy cho biết.
Sân bay Tacloban trông giống như một vùng đất bùn lầy ngập ngụa rác thải, xe bị lật và mái tôn nhàu nát. Cành cây và mảnh vỡ chắn hệ thống đường băng khiến sân bay này không thể tiếp nhận các máy bay cứu trợ cỡ lớn.
"Thách thức lớn nhất bây giờ là công tác hậu cần", ông Praveen Agrawai, đại diện Chương trình lương thực thế giới của Liên Hợp Quốc (WFP) cho biết. "Đường sá bị chặn và các sân bay bị phá hủy".
Ngày 11/11, người dân Philippines dần trở nên tuyệt vọng và giận dữ trước phản ứng chậm chạp của chính phủ. "Hãy đưa cứu trợ quốc tế đến đây ngay, không phải ngày mai mà là ngay bây giờ. Nơi đây thật sự khủng khiếp, còn hơn cả địa ngục", CNN dẫn lời cô Magina Fernandez, một người dân Tacloban đã mất hết nhà cửa và công việc kinh doanh vì siêu bão Haiyan.
Hàng trăm người dân tập trung tại sân bay Tacloban với tia hy vọng kiếm được một suất rời khỏi thành phố, nhưng nơi này đã bị bão phá hủy nặng nề. Trong khi đó, hệ thống bệnh viện trở nên quá tải và gần như không có khả năng chữa chạy do các thiết bị y tế đã bị phá hủy.
Những khó khăn trong công tác cứu hộ khiến nạn ăn cắp và hôi của trở thành mối lo ngại lớn của chính phủ. Đoàn xe của các nhóm cứu trợ cũng trở thành mục tiêu tấn công. Tổng thống Aquino thừa nhận hiện trạng trên, đặc biệt trong bối cảnh, chẳng hạn, chỉ có 20 trong số 300 nhân viên cảnh sát địa phương chịu làm việc ở Tacloban. Chính phủ trung ương buộc phải huy động hàng trăm binh lính và cảnh sát đến Tacloban để duy trì trật tự.
"Tacloban đã bị hủy diệt hoàn toàn. Một vài người đã mất đi lý trí vì đói và bởi nỗi đau mất người thân", anh Andrew Pomeda, một giáo viên cấp ba, cho biết. "Mọi người đang dùng đến bạo lực. Họ cướp bóc các cơ sở kinh doanh, trung tâm thương mại để tìm thực phẩm, gạo và sữa".
Phản ứng chậm chạp của chính phủ trong công tác cứu trợ khiến cướp bóc và hôi của trở thành vấn nạn lớn. Ảnh: Sina
Ngày 12/11, áp thấp nhiệt đới Zoraida với sức gió 55 km/h đổ bộ vào tỉnh Đông Davao, Philippines, trong khi quốc gia này đang phải ứng phó với hậu quả của siêu bão Haiyan. Vùng Visayas, nơi chỉ ít ngày trước đó phải hứng chịu siêu bão, một lần nữa được đặt trong tình trạng báo động cấp độ một.
13h21 (giờ địa phương) cùng ngày, một trận động đất mạnh 4,5 độ Richter làm rung chuyển đảo Bohol, một trong những nơi bị bão Haiyan tấn công mạnh nhất. Tuy nhiên, không có trường hợp thiệt mạng nào được ghi nhận sau động đất.
Tổng thống Aquino khi trả lời phỏng vấn của CNN, phủ nhận con số 10.000 người thiệt mạng mà chính quyền tỉnh Leyte ước tính trước đó. Ông cho rằng khoảng 2.000-2.500 người dân thiệt mạng trong và sau siêu bão. Trước đó, Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Nguy cơ Thiên tai Quốc gia Philippines (NDRRMC) cho biết số người chết được xác nhận là 1.778 người chết, 84 người mất tích và 2.623 người bị thương. Những con số thống kê liên tục thay đổi theo thời gian.
Trước tình trạng an ninh bất ổn tại khu vực bị nạn, chính phủ Philippines quyết định ban hành lệnh giới nghiêm tại thành phố Tacloban với tất cả các công dân, trong khoảng thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 6h ngày hôm sau, đồng thời thiết lập các trạm kiểm soát và huy động xe thiết giáp nhằm duy trì trật tự.
Bộ trưởng Nội vụ Roxas cho biết, chính quyền cũng khai thông thêm ít nhất một làn xe trên đại lộ nhằm đẩy nhanh tốc độ vận chuyển hàng tiếp tế, với hy vọng giảm thiểu nạn hôi của khi nguồn thực phẩm cứu trợ dồi dào hơn.
Theo tính toán của Liên Hợp Quốc, hơn 11 triệu người dân Philippines chịu ảnh hưởng bởi bão Haiyan, trong đó có 673.000 người phải ly tán. Ủy ban nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp của tổ chức này cho biết, quốc gia Đông Nam Á cần khoảng 301 triệu USD cho công tác cứu trợ.
"Chúng tôi vừa đưa ra một kế hoạch hành động với chính phủ, trong đó tập trung vào các vấn đề như thực phẩm, y tế, vệ sinh môi trường, nhà ở, dọn dẹp hiện trường và bảo vệ những người dễ bị tổn hại nhất. Tôi rất hy vọng các nhà tài trợ sẽ tỏ ra hào phóng", bà Valerie Amos, chủ tịch ủy ban này, kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục chung tay cứu giúp Philippines.
Ngày 13/11, theo thống kê mới nhất của NDRRMC, số người chết vì bão Haiyan được xác nhận lên tới 2.275, trong khi số người bị thương là 3.365 và số mất tích là 80 người.
Hàng nghìn tấn thực phẩm cứu trợ từ khắp nơi trên thế giới đổ về Philippines, nhưng người dân bị nạn vẫn đang chịu cảnh đói khát. WFP đã chuyển đến Philippines ít nhất 2.700 tấn gạo, nhưng việc vận chuyển đến vùng bị nạn đang đình trệ, do tiến độ mở đường và dọn dẹp hiện trường quá chậm.
"Tôi không cho rằng đây là lỗi của bất kỳ ai", CNN dẫn lời ông Christopher De Bono, người phát ngôn UNICEF, hôm nay cho biết.
Tâm lý người dân các khu bị nạn ngày càng trở nên tuyệt vọng, vì thiếu thốn thực phẩm, nước sạch và dịch vụ y tế. Cảnh sát và quân đội cũng không ngăn cản được nạn dân cướp bóc hơn 100.000 bao gạo tại cơ quan chính phủ ở Alangalang, tỉnh Leyte.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nội vụ Roxas vẫn cho rằng các nỗ lực cứu trợ của chính phủ vẫn đang đi đúng lộ trình. "Ưu tiên số một của chúng tôi là giữ gìn trật tự và an ninh. Thứ hai là vận chuyển thực phẩm và nước uống đến cho người dân. Và thứ ba là thu dọn tử thi", ông Roxas cho biết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
Bài viết mới:
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên (13/12/2024)
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.