Héo mòn vì khô hạn
(07:41:39 AM 12/06/2015)Tại tỉnh Nghệ An, nắng nóng kéo dài liên tục trên 40 độ C kèm gió Lào thổi mạnh những ngày qua khiến sông suối, hồ đập cạn khô, nhiều diện tích lúa hè thu đã gieo cấy bị héo khô, nhiều diện tích đất thiếu nước không thể canh tác.
Liên tục cháy rừng, sông trơ đáy
Tại các huyện miền núi như Thanh Chương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Tương Dương... của tỉnh Nghệ An, nhiều bản làng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Người dân phải đi bộ 5-7 km mới có thể lấy nước về sinh hoạt.
Chị Vi Thị Phương (ngụ xã Thạch Giám, huyện Tương Dương) cho biết cả làng phải đi bộ nhiều giờ vào các khe núi lấy nước về dùng. Hàng loạt vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra trên địa bàn các huyện Nam Đàn, Đô Lương, Con Cuông... khiến hàng trăm hecta rừng bị thiêu rụi.
Theo ông Trần Văn Lập, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Nghệ An, địa phương còn 13.500 ha diện tích vụ hè thu chưa thể gieo cấy vì thiếu nước, 4.500 ha lúa đã cấy rồi nhưng khô, chết; 2.500 ha ngô bị cháy chết; 1.900 ha chè cháy lá.
Nắng nóng kèm gió Lào cũng khiến người dân huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị héo mòn từng ngày. Sông suối và các hồ chứa nước ở đây hầu như trơ đáy. Nước giếng cũng khô nên người dân phải đi nhiều km gùi nước ở sông Sêpôn về uống.
Ông Hồ Quốc Trung, Phó Phòng NN-PTNT huyện Hướng Hóa, cho biết toàn bộ diện tích vụ hè thu chưa thể triển khai. Toàn huyện có trên 1.000 ha trồng lúa, địa phương dự kiến chỉ triển khai trên 800 ha, còn lại phải chuyển đổi cây trồng chịu hạn. Thế nhưng, giờ chỉ có khoảng 10 ha dừng lại ở việc làm đất chứ chưa gieo cấy được vì chẳng có nước. “Nước sinh hoạt còn phải dè dặt, nói gì sản xuất” - ông Trung nói.
Nhiều giếng được nông dân tỉnh Ninh Thuận đào rất sâu nhưng vẫn không có nướcẢnh: LÊ TRƯỜNG
Không thể khoan giếng
Theo ông Nguyên Hữu Thiện, Giám đốc Xí nghiệp Cấp thoát nước Khe Sanh (huyện Hướng Hóa), đơn vị này có khả năng mỗi ngày cung cấp khoảng 3.000 m3 nước cho thị trấn Khe Sanh và các xã Tân Lập, Tân Liên, Tân Hợp. Tuy nhiên, hiện mỗi ngày chỉ cấp được khoảng 800 m3 nước cho trên 3.450 hộ dân. Sông cạn kiệt nên xí nghiệp phải chờ mạch nước ngầm rỉ ra mới bơm cấp cho người dân. “Chúng tôi phải cấp nước luân phiên theo từng điểm dân cư. Vì vậy, mỗi điểm dân cư đợi ít nhất 12 ngày mới được cấp lại nên người dân dùng mọi cách dự trữ nước” - ông Thiện nêu thực trạng. Tình trạng hạn hán cũng xảy ra rất nghiêm trọng ở các huyện Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh của tỉnh Quảng Trị.
Xã Phước Trung, huyện Bác Ái là địa phương bị nắng nóng khốc liệt nhất trong số hàng chục xã của tỉnh Ninh Thuận. Từ trước Tết Nguyên đán 2015, một số hộ dân của xã này phải đi thuê máy đào ao chống hạn. Ông Chamaléa Tâu, người dân tộc Raglai, cho biết không thể khoan giếng vì dù khoan sâu hàng chục mét cũng không có nước. Những người dân địa phương chỉ còn biết tìm nước từ trong mạch ngầm của các dòng suối.
Tại trung tâm xã, hàng chục phụ nữ, trẻ em cầm can nhựa, xô, thùng đến các bể chứa nước công cộng, tranh thủ nhận nước sinh hoạt được tỉnh và các doanh nghiệp, đoàn thanh niên hỗ trợ từ miền xuôi lên.
Thông tin từ UBND tỉnh Ninh Thuận chiều 11-6 cho biết diện tích cây trồng vụ đông xuân của địa phương này mất trắng 501 ha, giảm năng suất 1.578 ha; diện tích hè thu phải dừng do thiếu nước là 10.229 ha; trên 1.300 con gia súc bị chết. Tỉnh Ninh Thuận đã lập 3 đoàn công tác xuống các tâm hạn để kiểm tra, chỉ đạo chống hạn; đồng thời có văn bản đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo duy trì mức xả từ nhà máy thủy điện Đa Nhim với lưu lượng 15-17 m3/giây, thời gian cấp nước tối thiểu từ 16-18 giờ/ngày đêm; các sở, ngành trong tỉnh hỗ trợ vận chuyển nước sinh hoạt cho 5.497 hộ dân/23.130 khẩu ở một số vùng tâm hạn thuộc các huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Nam, Ninh Hải...
Cần bổ sung khẩn cấp kinh phí
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo về việc hỗ trợ vốn đầu tư thực hiện một số dự án cấp thiết của tỉnh Ninh Thuận. Trước mắt, UBND tỉnh Ninh Thuận chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện theo quy định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các ngành liên quan rà soát đối với các địa phương diện hằng năm nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách trung ương trên 50%, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ.
Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết tỉnh này đã đề nghị Chính phủ và Bộ NN-PTNT hỗ trợ địa phương, trước mắt là bổ sung khẩn cấp kinh phí duy tu, sửa chữa kênh mương và hồ thủy lợi đã xuống cấp. Quảng Trị rất cần từ 50 tỉ đồng đến 100 tỉ đồng để nạo vét kênh mương, hồ đập.
Th.Dũng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vĩnh biệt nhà khoa học lớn của thương hiệu nông sản Việt
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024: Kết nối tình đồng hương qua từng đường bóng
- Giải Tennis đồng hương An Nhơn mùa hè 2024
- Ba cây Ruối cổ quần tụ trước ngôi đình thời Lý- Trần ở Hải Phòng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Cây Nghiến cổ thụ bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang được vinh danh là cây Di sản Việt Nam
- “Cụ Ruối” hơn 700 tuổi tại Miếu Đống Vịnh được vinh danh Cây di sản Việt Nam
- Ninh Thuận: Phê duyệt Đề án tổ chức thí điểm tuyến phố đi bộ
- Ninh Thuận: Cộng đồng người Chăm tưng bừng đón Tết Ramưwan
- WWF tiếp tục truyền thông, khuyến cáo “giảm nhựa” dành cho người tiêu dùng
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Tiễn biệt GS.TS Võ Tòng Xuân - Một con người của tình thương và công việc
(Tin Môi Trường) - Vào lúc 7g30 ngày 22/8/2024 tại Nhà tang lễ TP Cần Thơ, Ban tang lễ và gia đình tổ chức lễ truy điệu tiễn đưa GS.TS. Võ Tòng Xuân, Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ông Lê Văn Nưng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang, Trưởng Ban lễ tang đọc diễn văn truy điệu: Một lịch sử tường tận, sáng ngời từ ngày người con của đồng đất An Giang ra đời, thời niên thiếu, lớn lên, trưởng thành đến ngày làm rạng rỡ quê hương, đóng góp vô cùng to lớn cho nông nghiệp, giáo dục nước nhà.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
(Tin Môi Trường) - Nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa đối với sức khỏe và môi trường, Choice khởi xướng dự án truyền thông "Trại Cai Nhựa" với khẩu hiệu "Cắt cơn nghiện nhựa, chữa lành hành tinh". Trước thực tế đáng báo động về ô nhiễm nhựa, dự án hướng đến mục tiêu khuyến khích cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng nhựa dùng một lần, góp phần xây dựng một môi trường sống bền vững.
Hoạt động làm sạch biển huyện đảo Phú Quý
(Tin Môi Trường) - Ngày 03/8/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường phối hợp với Huyện Đoàn Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) tổ chức ra quân làm sạch rác thải nhựa tại bãi biển và trồng rừng phòng hộ tại khu vực ven biển Lạch Xanh, huyện đảo Phú Quý. Hoạt động với sự tham gia của gần 150 cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang các đơn vị và người dân địa phương.